Học cách "đọc" tiếng khóc của con và đáp lại, hát cho con nghe những bài ngắn, nói chuyện phiếm với trẻ... là những cách đơn giản giúp bé sớm biết nói.

 

Theo các chuyên gia giáo dục, giữa 4-6 tháng, các bé bắt đầu bập bẹ những từ hai âm tiết như "baba", "mama" và sử dụng sự phát âm để diễn tả cảm giác hài lòng hay khó chịu. Dưới đây là 10 mẹo để thúc đẩy khả năng học nói của bé được tổng hợp từ Sheknows:

Chú ý đến bé

Thậm chí bạn có thể "chuyện" với con ngay từ khi bé có những tiếng ê a đầu tiên. Bạn hãy đáp lại những âm thanh dễ thương của con bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu, nói chuyện... Bé sẽ bắt đầu hiểu là bố mẹ đang quan tâm đến mình.

Trả lời tiếng khóc của bé

Trước khi có kho từ vựng và biết sử dụng ngôn ngữ, bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp với bạn. Vì thế, khi con khóc, bạn đừng bao giờ làm ngơ. Hãy đáp lại bé, có thể bằng những lời nựng nịu, hỏi han hay sự vỗ về, âu yếm. Khi đó, bé biết mình được "lắng nghe". Bạn cũng hãy học cách để "đọc" tiếng khóc của con, xem đó là vì bé đói, mệt, hay đang khó chịu vì nóng hay lạnh quá...

Nói chuyện phiếm với bé

Hãy nói với con khi bạn thay tã cho bé hay kể cho bé nghe bạn đang làm gì để chuẩn bị bữa tối cho con... Những cách đơn giản này sẽ giúp bé xây dựng vốn từ và hiểu về mối liên hệ giữa những điều nói và làm.

Hát những bài hát ngắn

Thậm chí, ngay cả khi không thuộc giai điệu, bạn có thể đọc những câu có vần điệu để bé nghe. Quá trình nhắc lại những từ ngữ du dương sẽ là bước đầu tiên để bé nhớ những từ yêu thích của mình.

Đọc cho bé nghe

Trẻ nhỏ có thể tỏ ra quan tâm đến sách sớm hơn bạn nghĩ. Thử đọc cho bé nghe một cuốn sách bạn thích hay những quyển truyện tranh mà bé hay chăm chú nhìn. Đây cũng là một cách giúp bé xây dựng vốn từ cơ bản.

Nhắc đi nhắc lại

Nếu bé đã đến tuổi đi mẫu giáo mà vẫn chưa nói tốt, bạn nên cho bé giao lưu với nhiều người và các môi trường khác nhau, đồng thời dạy thêm cho bé nói những từ đơn giản bằng cách nhắc đi nhắc lại chúng. Thực hành bằng cách nhắc đi nhắc lại sẽ thúc đẩy bé thực sự muốn nói những từ đầu tiên. Sự nhắc lại là chìa khóa để học bất cứ thứ gì và những từ đầu tiên của bé cũng không ngoại lệ.

Động viên mỗi sự cố gắng của bé

Khi bé bắt đầu bập bẹ, thậm chí chỉ là những từ bố mẹ phải cố "dịch" mãi mới ra, hãy dành cho bé lời khen về sự cố gắng và giúp bé tăng sự tự tin của mình để thích nói và tiếp tục học nói.

Để ý các dấu hiệu ngôn ngữ của trẻ

Hãy để ý đến từng mốc phát triển ngôn ngữ của con, nhưng cũng đừng lo lắng thái quá nếu thấy bé chỉ hơi chậm so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, khi thấy sự chậm trễ hơi quá, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để xác định chính xác bé chỉ "lười" nói hay có một vấn đề nào đó khác.

 

                                                                         Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Canh thịt dê nấu nhục thung dung
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tiêm bổ sung vắc-xin sởi cho trẻ từ một đến năm tuổi

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết: Kế hoạch tiêm vắc-xin phòng sởi mũi hai miễn phí cho trẻ từ một đến năm tuổi sẽ được triển khai trên toàn quốc từ nay đến hết năm 2010 với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ.

Khai trương quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại BVĐK khu vực Mai Châu

(HBĐT) - Sáng 5/8, Công ty TNHH Dược phẩm Hà Việt phối hợp với BVĐK khu vực Mai Châu tổ chức lễ khai trương Quầy thuốc đạt tiêu chuẩn GPP “Thực hành tốt nhà thuốc”.

Bệnh Sốt xuất huyết gia tăng: Người dân chủ quan, sức ép dồn lên y tế

Bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, khu vực miền Trung, Tây Nguyên đang nổi lên là trọng điểm của căn bệnh nguy hiểm này.

Tăng trọng bằng bột protein?

Những cảnh báo sau đây vốn không được ghi đầy đủ hoặc cố tình được ghi lập lờ trên nhãn sản phẩm bột protein

Trẻ thừa cân béo phì gia tăng: “Phanh” thế nào?

Hiện nay ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đô thị trung tâm, tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì đang gia tăng một cách đáng kể. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy từ thực trạng này gây ra như giảm năng suất lao động, thiệt hại về kinh tế, thay đổi cơ cấu của mô hình bệnh tật...

Ăn cua tốt cho người bệnh ung thư

Cua là một thực phẩm quen thuộc của nhân dân ta. Ngoài chất đạm, trong thịt cua còn có hàm lượng vi khoáng như kẽm, đồng, mangan, sắt, selen, crom, là những chất có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì hoạt tính xúc tác của các enzim, hệ nội tiết, hệ thần kinh trung uơng và là thành phần của các vitamin. Cua là loại thực phẩm rất tốt cho những người bệnh ung thư, mỡ máu cao. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc từ cua để bạn đọc tham khảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục