Nhiều bệnh nhân ung thư do kém hiểu biết đã nhịn ăn, ăn gạo lứt muối vừng... với hy vọng bỏ đói khối u, khối u sẽ chậm phát triển hoặc chết. Đây là phương pháp phản khoa học, bệnh nhân sẽ chết do suy kiệt trước khi chết vì căn bệnh ung thư.

 

30% bệnh nhân ung thư tử vong là do suy kiệt

Một thực tế nguy hiểm và phản khoa học rất phổ biến là nhiều bệnh nhân ung thư làm theo tin đồn thổi là bị ung thư thì không được ăn các chất bổ dưỡng, thậm chí, nhiều trường hợp cực đoan nhịn ăn, ăn kham khổ gạo lứt muối mè, uống nước lã... để bỏ đói khối u với hy vọng khối u tiêu đi hoặc không phát triển. Đây là suy nghĩ hết sức không khoa học và đi ngược lại với kiến thức y học tiên tiến. Khi dinh dưỡng kém, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, càng làm cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Vì thế, nếu “đói” thì bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết do bệnh ung thư.

Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... càng tác động mạnh đến cơ thể, sức khỏe người bệnh và đòi hỏi phải có thể trạng tốt để đáp ứng được điều trị. Đặc biệt, đối với hóa chất và xạ trị thông thường khiến bệnh nhân không ăn uống được, nôn, rối loạn tiêu hóa nên dễ dẫn đến sụt cân, suy kiệt... Thực tế cho thấy, 50-90% bệnh nhân ung thư sụt cân, trên 90% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có suy kiệt. Giảm cân không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà chỉ cần sụt cân trên 5% trọng lượng cơ thể sẽ gây giảm đáp ứng điều trị, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị.... Đặc biệt, càng sụt cân, người bệnh càng mệt mỏi, chán ăn, giảm hoạt động của các cơ quan chức năng như tim, phổi, tiêu hóa, thiếu máu, nguy cơ nhiễm trùng cao, tăng nguy cơ di căn xương. Đây là nguyên nhân khiến 20-30% bệnh nhân ung thư tử vong do suy kiệt, trước khi tử vong do bệnh.

Cần ăn đúng

Bản chất của bệnh ung thư là các tế bào ung thư lấy dinh dưỡng của cơ thể, của những tế bào lành để phát triển và xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Đồng thời, chúng sẽ phóng thích (1) các yếu tố tăng viêm (như các cytokine) dẫn đến tiêu hao năng lượng lúc nghỉ, ức chế cảm giác ngon miệng, thay đổi quá trình chuyển hóa của các đại dưỡng chất là protein, lipid, glucid; (2) cũng như phóng thích các yếu tố gây thủy phân protein gây ra hiện tượng giảm khối nạc cơ thể.

Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư, cần bổ sung những thực phẩm có chứa chất EPA có tác dụng làm giảm việc sản xuất các yếu tố tăng viêm, làm giảm nồng độ và tác động của yếu tố gây thủy phân protein, dẫn đến giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Chất này cơ thể không thể tự tổng hợp, nguồn cung cấp chủ yếu là từ dầu của các loại cá ở vùng biển sâu như cá ngừ. Đồng thời, cung cấp đủ mức nhu cầu protein cao từ 1,5-2g/kg cân nặng, so với người bình thường là 0,8g/kg và đáp ứng đủ năng lượng cần thiết 35-50 Cal/kg cân nặng để tăng cường sức đề kháng, tăng cường khối nạc cơ thể của bệnh nhân.

Tốt nhất là ăn uống theo sở thích, khuyến khích ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tránh các chất cay nóng, thức uống có cồn. Các loại thực phẩm tốt như súp lơ, nấm, cà chua, hoa quả... đặc biệt là sữa. Vì đây được coi là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư rất tốt

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt này không chỉ cần được thực hiện trong quá trình điều trị mà trong suốt thời gian trước, trong và sau khi điều trị.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ LĐ-TB-XH xã Thanh Hối hướng dẫn, giúp đỡ nạn nhân CĐDC lập hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp theo quy định
Học sinh bị cách ly điều trị tại trường do lây nhiễm cúm A/H1N1 năm 2009
Không có hình ảnh

Để cuộc vui không hóa buồn

Uống rượu thường xuyên sẽ thành thói quen khó từ bỏ. Uống rượu đến mức lệ thuộc vào rượu, say xỉn, mất tự chủ và lý trí có thể khiến ai đó giết người vì rối loạn tâm thần, nhân cách.

Bữa cơm gia đình kết nối giữa cha mẹ và con cái

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học điều dưỡng Minnesota (Mỹ), trong bối cảnh cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành cho con cái hơn do công việc bận rộn, thì ngồi bên nhau trong bữa ăn tối là cách hiệu quả để tránh tình trạng các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái giảm sút.

Tiền Giang: Sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Theo sở Y tế Tiền Giang, trong hai tuần qua bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao. Bệnh đã xảy ra hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhiều nhất là huyện Cai Lậy (715 ca), Châu Thành (432 ca), Cái Bè (295 ca), TP. Mỹ Tho (272 ca)…, nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 2.400 ca sốt xuất huyết, một trường hợp tử vong.

Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác Phòng chống suy dinh dưỡng, tỉnh ta đã tăng cường công tác giám sát việc triển khai chương trình suy dinh dưỡng (SDD ) ở cơ sở; chú trọng thay đổi thái độ, hành vi của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ. Mục tiêu chươngtrình đặt ra là: Giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân từ 24,3% xuống còn 23%; và giảm tỷ lêj SDD thể thấp còi từ 31,6% xuống còn 30,6% năm 2010

Bệnh dại vẫn tấn công người, vì sao?

Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnh dại gây nên. Mặc dù đây là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnh dại có cơ hội tấn công. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về căn bệnh này của PGS.TS. Đinh Kim Xuyến- nguyên Chủ nhiệm thường trực Dự án Phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế.

Xuất hiện chủng virut lạ gây bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội?

Thời gian gần đây có nhiều tin đồn trong nhân dân về việc xuất hiện các ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) rất lạ ở Hà Nội. Biểu hiện ban đầu người bệnh có xuất huyết ngoài da nhưng khi khám không thấy có biểu hiện của SXH. Thực tế có đúng như vậy?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục