Cán bộ Y tế xã Sủ ngòi tư vấn về công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ trẻ.

Cán bộ Y tế xã Sủ ngòi tư vấn về công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho các bà mẹ trẻ.

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác Phòng chống suy dinh dưỡng, tỉnh ta đã tăng cường công tác giám sát việc triển khai chương trình suy dinh dưỡng (SDD ) ở cơ sở; chú trọng thay đổi thái độ, hành vi của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ. Mục tiêu chươngtrình đặt ra là: Giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân từ 24,3% xuống còn 23%; và giảm tỷ lêj SDD thể thấp còi từ 31,6% xuống còn 30,6% năm 2010

 

Để triển khai tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đã được triển khai rộng khắp với sự phối hợp của các ban ngành như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phòng giáo dục các huyện, thành phố, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... Trong quý II năm 2010, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản tỉnh Hòa Bình phối hợp với Trung Tâm Y tế dự phòng các huyện, thành phố tổ chức 1 khóa đào tạo giảng viên và 53 lớp tập huấn tại các cụm liên cac về kỹ năng triển khai chương trình cho cán bộ mạng lưới bao gồm cán bộ giám sát tuyến huyện, cán bộ chuyên trách tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng với tổng số 1617 học viên tham gia ( đạt trên 70% tổng số cán bộ  mạng lưới ). Chương trình truyền thông dinh dưỡng qua phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được nâng cao. Nội dung tuyên truyền tập trung chủ yếu vào việc chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ mang thai, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, và ăn dặm hợp lý. Việc tuyên truyền 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2006 -2010 cũng được chú trọng.
        

Tại các xã, phường, hoạt động truyền thông và thực hành dinh dưỡng cũng được cải tiến rõ rệt, những bà mẹ có con dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng đã tham gia thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng. Tình trạng sức khỏe của trẻ được theo dõi thường xuyên bằng biểu đồ tăng trưởng. Với 99,8 % trẻ sơ sinh được theo dõi cân nặng ngay sau khi sinh; 98,9 % trẻ em dưới 2 tuổi và 97 % trẻ từ 2 đến 5 tuổi suy dinh dưỡng được theo dõi cân nặng hàng tháng. 99,5% trẻ dưới 2 tuổi được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Năm 2009, ngoài biểu đồ cân nặng/ tuổi, các địa phương đã triển khai thêm biểu đồ chiều cao/tuổi để theo dõi sức khỏe của trẻ.
      

Song song với các hoạt động trên, Ban chỉ đạo đã triển khai 2 đợt chiến dịch uống vitaminA cho 99 % trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, tổ chức ngày vi chất dinh dưỡng hàng năm (ngày 1 -2 tháng 6). Đồng thời Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai với các hoạt động: đăng ký quản lý thai nghén, khám thai, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh thai nghén. Qua đó có 99,4% phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén, và 98,9% được bổ sung viên sắt, …
             

Tuy nhiên, công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng vẫn còn nhiều khó khăn. Nội dung truyền thông ở một số nơi chưa  phù hợp với phong tục, tập quán địa phương. Tình hình  kinh tế các vùng chưa đồng đều; hoàn cảnh kinh tế và thời gian làm việc của người mẹ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi con. Hiện còn 8/11 huyện, thành phố có tỷ lệ SD D trẻ em thể thấp còi ở mức trên 20%, trong đó cao nhất là huyện Đà BẮc là 29,7%. Những vấn đề này đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ./.

 

 

                                                                                          Hồng Duyên

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục