Theo báo cáo gửi UBND TPHCM của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, TPHCM đã phát hiện ra những trường hợp heo dương tính với virus tai xanh đầu tiên.
Nhằm chủ động phòng chống dịch heo tai xanh, Chi cục Thú y TPHCM đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm giám sát tại các hộ chăn nuôi tập trung nhằm phát hiện và xử lý sớm các trường hợp heo nhiễm virus PRRS (dịch bệnh tai xanh trên heo).
Qua công tác này, Chi cục đã phát hiện ra heo khu vực phường Thạnh Xuân và Thạnh Lộc, quận 12 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus tai xanh. Từ kết quả này, Chi cục tiến hành mở rộng diện kiểm tra trên các đàn heo ở 2 phường này và phát hiện heo tại 12 hộ chăn nuôi có kết quả tương tự.
Xác định khu vực hai phường trên là vùng trũng, có nhiều kênh rạch, có khả năng lây nhiễm cao nên dù đàn heo chưa có dấu hiệu lâm sàng nhưng Chi cục Thú y vẫn quyết định tiêu hủy những con dương tính và những con cùng ô chuồng, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi nhằm chủ động phòng bệnh tai xanh bộc phát. Khu vực quận 12 hiện đang được Chi cục khoanh vùng, kiểm tra thường xuyên.
Theo nhận định của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch TPHCM, hiện dịch heo tai xanh đang có xu hướng chuyển hướng lây lan nhanh chóng đến các tỉnh miền Đông và Tây
Khánh Hòa: Đã tiêu hủy trên 250 con heo mắc bệnh tai xanh
Chiều 9/8, ông Tào Anh Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Khánh Hòa - cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh đã tiêu hủy 253 con heo mắc bệnh tai xanh, ước tính khoảng 17.000 kg. Số heo bị tiêu hủy thuộc 8 xã của 4 huyện.
Trước đó, chiều ngày 6/8, ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã ký quyết định công bố dịch heo tai xanh trên địa huyện Ninh Hòa, TP Nha Trang, các xã Cam Hòa, Suối Tân (huyện Cam Lâm) và xã Khánh Đông (huyện Khánh Vĩnh). Theo đó, sẽ tiến hành tiêu hủy tất cả đàn heo dương tính với virus heo tai xanh, đàn heo bị bệnh chết hoặc có triệu chứng điển hình của bệnh tai xanh (có xác nhận của cơ quan thú y) mà không chờ kết quả xét nghiệm. Người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ với giá 25.000 đồng/kg.
Trước tình hình dịch bệnh heo tai xanh diễn biến phức tạp, Chi cục Thú y Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo Trạm thú y các huyện, thị xá, thành phố tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, tránh để dịch bệnh lan rộng.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch và triển khai nhanh chóng công tác phòng, chống dịch... Đồng thời, khẩn trương thành lập các trạm, chốt kiểm dịch để kiểm soát dịch bệnh.
Tuy nhiên, Chi cục thú y tỉnh Khánh Hòa vừa phát hiện một số trường hợp bán heo chết do bị bệnh và xử lý tiêu hủy 86kg thịt heo. Theo ông Tuấn, trong điều kiện có dịch, những người này đã bán thịt heo có biểu hiện của heo bệnh, không bán đúng địa điểm quy định, thịt heo không có dấu của cơ quan thú y, nên phải tiến hành công tác tịch thu tiêu hủy ngay.
Hiện tại, chưa thể xác định chính xác số heo mắc bệnh heo tai xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để có con số cụ thể.
Theo Dân trí
Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã có trên 30 trường hợp tử vong do bệnh dại gây nên. Mặc dù đây là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của loài người nhưng đến nay do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người vẫn để cho bệnh dại có cơ hội tấn công. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết về căn bệnh này của PGS.TS. Đinh Kim Xuyến- nguyên Chủ nhiệm thường trực Dự án Phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế.
Thời gian gần đây có nhiều tin đồn trong nhân dân về việc xuất hiện các ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) rất lạ ở Hà Nội. Biểu hiện ban đầu người bệnh có xuất huyết ngoài da nhưng khi khám không thấy có biểu hiện của SXH. Thực tế có đúng như vậy?
Vitamin C có tên quốc tế là acid ascobic được Albert Szent Gyorgyi chiết xuất vào năm 1928, là một vitamin tan trong nước, rất cần thiết cho người và động vật. Vitamin C chủ yếu có trong thực vật (trong các rau quả tươi), có ít trong động vật, hiện đã tổng hợp được vitamin C hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột non, phân bố tới hầu hết các mô, đặc biệt tuyến yên, thượng thận, não.
Nếu bị bỏng nhẹ, không cần tới bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách sau để vết thương nhanh lành và giảm bớt đau đớn.
Có được một thang thuốc tốt nhưng còn phải biết tuân theo một số nguyên tắc khi sắc và khi uống thì thuốc mới thực sự phát huy tác dụng
Những triệu chứng tưởng như không có gì của cơ thể lại cho thấy bạn đang phải đối mặt với áp lực căng thẳng nặng nề. Tạp chí sức khỏe Mỹ đã đưa ra 7 dấu hiệu cho thấy đã đến lức cơ thể bạn cần nghỉ ngơi: