Việc khai thác titan ở tỉnh Bình Thuận không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng mà còn là nguy cơ đe dọa môi trường du lịch, nếu mở rộng quy mô khai thác
Gần đây, thông tin về việc tỉnh Bình Thuận tổ chức khai thác titan ở xã Hòa Thắng (huyện Bắc Bình) đã khiến cho dư luận quan tâm, bởi khu vực khai thác tiếp giáp với vùng trọng điểm du lịch biển nổi tiếng Mũi Né.
Quy định một đằng, làm một nẻo
Theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, các công ty khai thác khoáng sản titan không được phép dùng nước biển pha loãng để tuyển quặng mà phải sử dụng nước ngọt. Tuy nhiên, theo khảo sát gần đây của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Thuận kết hợp với Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, các đơn vị khai thác đã dùng nước mặn để tuyển quặng nên gây nhiễm mặn nguồn nước ngầm trong khu vực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong vùng.
Các chuyên gia của Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM đang tiến hành kiểm tra
nguồn nước tại xã Hòa Thắng (Ảnh tư liệu của Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM)
Hiện việc tìm một giếng nước ngọt trong vùng dân cư này đã trở nên khó khăn do nguồn nước bị ô nhiễm bởi tác động của việc khai thác titan. Nhiều giếng nước gần nơi khai thác nổi lớp váng màu nâu đen, lợn cợn và bị nhiễm mặn.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thọ, Viện Địa lý Tài nguyên TPHCM, một trong những cán bộ trực tiếp tham gia khảo sát, nguồn nước hiện nay tại xã Hòa Thắng có chứa nhiều kim loại nặng như chì, cadmium, asen, kẽm, sắt... và đã được xác định nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các công trình khai thác. Nguồn nước tại đây cũng xuất hiện khuẩn Ecoli (gây bệnh đường ruột, tiêu chảy...), nhưng chưa xác định được nguyên nhân xuất hiện có phải do khai thác titan hay không.
Nguy cơ cao khi mở rộng quy mô
Điều đáng lưu ý nhất là qua khảo sát này, các chuyên gia đã xác định được mức phóng xạ sinh ra từ các công trình khai thác titan ở đây cao hơn quy chuẩn cho phép. Cụ thể, phóng xạ alpha cao hơn từ 2,49 đến 10,35 lần; phóng xạ beta hơn từ 5,43 đến 10,35 lần; riêng phóng xạ gamma cao hơn từ 26-36 lần. Điều này rất đáng lo ngại bởi phóng xạ gamma có độ xuyên thấu cao và đi được khoảng cách dài hơn trong không khí.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thọ, phóng xạ là một loại sóng di chuyển trong không khí, con người sống và sinh hoạt trong vùng bị nhiễm xạ khó lòng tránh khỏi bị tác động, do đó vấn đề sức khỏe của người dân quanh công trình khai thác titan rất cần được đặt ra.
Thạc sĩ Nguyễn Thọ khẳng định do quy mô khai thác titan tại đây chưa lớn nên lượng phóng xạ phát tán còn ít, chưa đủ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đang sinh sống tại xã này. Hiện tại, qua đo đạc thì cách nơi khai thác từ 50-100 m, mật độ phóng xạ đã giảm xuống rất nhanh. Khu vực khai khoáng thưa dân cư và nhà dân cũng chủ yếu sống khá xa vùng khai thác nên tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.
Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Thọ cảnh báo nguy cơ tiềm tàng khi quy mô khai thác titan ở đây được mở rộng. Vì hiện tại theo khảo sát, trữ lượng titan ở Bình Thuận có thể lên đến 500 triệu tấn, trải dài trên diện tích 70.000 ha. “Nếu quy mô khai thác được mở rộng, đặc biệt là tại những vùng đông dân cư hoặc khu phát triển du lịch, việc phóng xạ và những chất độc hại khác ảnh hưởng đến con người là điều khó tránh khỏi nếu không sớm có biện pháp ngăn ngừa”.
Rất độc hại cho sức khỏe
Theo BS Đồng Lưu Ba, chuyên Khoa Ung Bướu Bệnh viện Minh Anh-TPHCM, những kim loại được phát hiện qua khảo sát nguồn nước tại xã Hòa Thắng mà chúng tôi đã nêu là rất độc hại cho sức khoẻ.
Chẳng hạn như asen (thạch tín) là một chất độc đối với hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ ung thư da ở người tiếp xúc lâu dài. Riêng cadmium và chì là hai trong số ba kim loại được các nhà khoa học đánh giá độc hại nhất với cơ thể con người (chất còn lại là thủy ngân).
Cadmium là một chất phá hủy thận và làm tăng cao khả năng mắc phải ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi... Đây là chất có thể được sản sinh và tăng đột biến do các hoạt động như khai khoáng, luyện kim, làm pin, chạy lò phản ứng.
BS Đồng Lưu Ba cũng cho biết việc tiếp xúc lâu dài với phóng xạ vượt quy chuẩn là một hiểm họa cho sức khỏe, vì làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư lên nhiều lần |
Theo NLĐ
Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.
Ngày 23-8, TS Nguyễn Ngọc San, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội khẳng định, loại rệp giường (Bedbug) hút máu người mới được phát hiện tại khu vực nội thành Hà Nội, không phải là một loại rệp mới. Đây là loại rệp đã từng được phát hiện cách đây khoảng 10 năm ở Hà Nội trong khu dân cư.
Ngày 23-8, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Ðồng 1, TP Hồ Chí Minh cho biết: Các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu một bệnh nhi nữ, 23 tháng tuổi, ở Cà Mau bị tim bẩm sinh thông liên thất nặng đã có biến chứng tăng áp động mạch phổi kèm với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
9h30 hôm nay, hai Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Vũ (Bệnh viện ung bướu TP HCM) và Lưu Ngân Tâm (Bệnh viện Chợ Rẫy) sẽ tư vấn trên VnExpress.net về cách nhận biết và chăm sóc bệnh nhân ung thư gan, phổi, dạ dày.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của y tế thôn bản Dương Chí Tuấn ở bản người Dao Suối Bến, xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn khi nói về những chuyển biến trong hành vi chăm sóc SKSS tại bản mình.
(HBĐT) - Ban quản lý Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng (Dự án KICH ) huyện Mai Châu tổ chức Hội nghị giao ban 3 xã dự án Pà Cò, Nà Mèo và Mai Hạ.