Loại hạt đậu nành đóng gói chân khôngcó chứng nhận ATVSTP.

Loại hạt đậu nành đóng gói chân khôngcó chứng nhận ATVSTP.

Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.

 

Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471...) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp chị em làm được sữa đậu nành ngon đảm bảo cho gia đình:

Mua và bảo quản hạt đậu nành

Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, cóGiấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
 
Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành

Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Áp dụng kỹ thuật, chị em nên làm như sau:

Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
 
Xử lý kỹ bọt, sữa đậu nành sẽ ngon và lâu hỏng hơn
 
Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
 
Sữa đậu nành nóng nhiều dinh dưỡng hơn.

Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.

Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.

Xay và đun chín sữa

Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng. Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.
 
Máy làm sữa đậu nành Soylove sản xuất tại Hàn Quốc

Chú ý: Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.

Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.

Công thức tham khảo làm sữa đậu nành ngon: Hạt đậu nành 120-130g, nước lã 1300ml, lạc nhân 5-10 hạt, vừng đen 20-30g hoặc lá dứa 3-4 cọng.

 

                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục