Trong khi cúm A/H1N1 cơ bản được khống chế thì hiện số người mắc cúm A/H3N2 lại đang gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù chỉ là bệnh cúm thông thường nhưng nguy cơ biến chứng nguy hiểm và lan rộng của dịch cúm này là rất cao.

 

BS-Th.S Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị cúm tại bệnh viện trong khoảng một tuần trở lại đây đang tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày có 130-150 bệnh nhân cúm đến khám, tăng gần gấp đôi so với trước đây. Hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng của bệnh cúm mùa như: ho, sốt cao, viêm long đường hô hấp, đau nhức toàn thân, đau các cơ xương khớp, chảy nước mắt, sổ mũi, đau rát họng.

Qua các kết quả xét nghiệm bệnh phẩm của bệnh nhân cho thấy, nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm A/H3N2. “Đây là một virus gây bệnh cúm mùa thông thường, chứ không phải virus cúm A/H1N1...”, BS Nguyễn Hồng Hà khẳng định.

Tuy nhiên, BS Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh, mặc dù chỉ là cúm mùa nhưng bệnh cúm này đang có nguy cơ lây lan rộng hơn thành dịch lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi lẽ, qua điều tra dịch tễ mới đây nhất cho thấy, tại Hà Nội có không ít gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh. Hơn nữa, cúm A/H3N2 cũng có những yếu tố nguy hiểm như cúm A/H1N1 vì có khả năng gây biến chứng viêm phổi, dẫn đến tử vong.

Những người có sức đề kháng kém, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mãn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… là đối tượng rất dễ bị nhiễm cúm A/H3N2 và biến chứng nguy hiểm

Trước tình trạng cúm A/H3N2 có chiều hướng lan rộng, BS, Th.S Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, cúm là căn bệnh lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh hoặc qua tiếp xúc. Vì vậy, những người khi bị cúm nên thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên đeo khẩu trang khi tới nơi đông người.

Hơn nữa, với bất kỳ ai khi có biểu hiện của bệnh cúm trong thời điểm này cần phải sớm tới viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc. Không được mua và uống kháng sinh khi có biểu hiện cúm mà chưa có thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ.

Quốc Lập

Chiều 27-8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tiếp nhận bệnh nhân Lê Văn Xoan, 45 tuổi, ở thôn 7, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) trong tình trạng thần kinh rối loạn, huyết áp tụt, sốt cao, sức khỏe giảm nhanh... Anh Xoan được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh liên cầu lợn. Sau nhiều giờ cứu chữa, sức khỏe của anh Xoan vẫn không khá hơn nên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. Theo người nhà của bệnh nhân, trước đó anh Xoan có uống rượu với tiết canh, lòng lợn tại xã Triệu Vân. Được biết, sau khi bệnh đến 4 ngày gia đình mới đưa anh Xoan nhập viện.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục