Thừa đạm và chất béo là một trong những nguyên nhân làm cho các bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, tim mạch, thừa cân, béo phì tăng nhanh ở các đô thị nước ta

 

Anh B.T.T (32 tuổi), là một doanh nhân thành đạt. Gần đây, khi gặp anh, bạn bè ai cũng bất ngờ vì T. quá mập. T. cho biết anh phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng và ăn uống tại các nhà hàng, quán nhậu. Sau 3 năm ra trường làm việc, trọng lượng của T. tăng gần gấp đôi.

 
Mới đây, trong lúc đi tập thể dục, T. ngất xỉu ngay công viên vì huyết áp tăng bất ngờ. Anh được bác sĩ khuyên phải thực hiện ngay chế độ giảm cân, nếu không sẽ phát thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm.
 
Không kiểm soát, không hay biết
 
Chị P.H.L (25 tuổi, độc thân), giám đốc một công ty tổ chức sự kiện tại quận 3 - TPHCM, gần đây cũng đã phải ăn chay trường và tăng cường tập thể dục vì thân hình đang ngày càng như hộ pháp. Do áp lực công việc, L. không tự nấu ăn mà chủ yếu dùng tiệc buffet ở nhà hàng. Từ một hoa khôi sinh viên duyên dáng, ra trường chừng 2 năm, bây giờ chính L. cũng không tin vào mắt mình mỗi khi soi gương.
 
 
Chế biến món ăn theo mô hình dinh dưỡng mới


Đây chỉ là vài trường hợp điển hình do bị ảnh hưởng lối sống đô thị hiện nay. Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, xu hướng ăn uống ở nhà hàng đang dần phổ biến, nhất là tại các đô thị lớn.
 

Mô hình dinh dưỡng mới

Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM vừa công bố mô hình dinh dưỡng mới để giúp người dân có thêm chọn lựa, sử dụng món ăn hợp lý khi dự tiệc. Theo đó, thành phần dinh dưỡng cân đối sẽ có tỉ lệ đạm-béo-tinh bột lần lượt là: (17-18)- (17-23)-(58-66). Với tỉ lệ này, năng lượng bữa tiệc cung cấp bình quân sẽ là 850-900 kcal, phù hợp nhu cầu chuẩn cho bữa ăn của người trưởng thành. Đánh giá mô hình này, bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết ngành y tế TP đã nghiệm thu và hướng tới sẽ phổ biến nhân rộng nhằm vận động cộng đồng lựa chọn, thay đổi, kiểm soát hành vi sử dụng thực phẩm, hạn chế các bệnh mãn tính không lây đang gia tăng.

Những người có công việc, địa vị, kinh tế ổn định, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng thích đi ăn nhà hàng. Ngoài gặp bạn bè, người thân, thay đổi không khí, thưởng thức món ngon, khẩu vị lạ, món ăn nhà hàng luôn làm cho thực khách cảm thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Vô hình trung về lâu dài, họ sẽ bị béo phì không kiểm soát, không hay biết.
 
Điều chỉnh thói quen
 
Bác sĩ Tạ Thị Lan, Phó trưởng Khoa Nghiên cứu thực phẩm Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết thực đơn hiện nay tại các nhà hàng hầu hết chưa phù hợp đối với thể trạng người VN vì đa phần là các món giàu đạm, giàu béo, ít rau. Đã vậy lại thường kèm theo bia, rượu nên năng lượng trung bình từ bữa tiệc chiếm 50%-60% nhu cầu năng lượng cần thiết cho cả ngày.
 
Qua nghiên cứu của trung tâm tại TPHCM với khoảng hơn 10.000 địa điểm ăn uống, trong đó có khoảng 1.200 nhà hàng, cho thấy thực đơn bữa tiệc tại đây bị mất cân đối về thành phần dinh dưỡng, ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe. Cụ thể quá dư thừa đạm và chất béo do tỉ lệ đạm-béo-tinh bột lần lượt là 24-39-36. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, tim mạch, thừa cân, béo phì... đang tăng nhanh ở các đô thị của nước ta. 
 
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta cần điều chỉnh thói quen, cân đối mức năng lượng và các chất dinh dưỡng ăn vào cho cả ngày. Cụ thể: Giảm thực phẩm giàu đạm như thịt, hải sản, đồ lòng, trứng; giảm chất béo như dầu, mỡ, thức ăn dạng chiên xào; nên dùng cá, đậu hũ, các loại nấm, rau xanh, thực phẩm nhóm bột đường, bánh mì, bún, xôi. Sử dụng rượu bia, nước ngọt ở mức vừa phải. Đối với những thực đơn có tên món khác lạ, ly kỳ như Kình ngư tắm nắng, Bách điểu xuyên tâm, Phượng hoàng áp noãn, Mãnh long quá giang... thì càng phải cẩn trọng về dinh dưỡng.
 
 
 
                                                                                   Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục