Bác sĩ Nguyễn Lê Ða Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Ðồng Nai cho biết: Từ đầu tháng 8 đến nay, lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao, hiện mỗi ngày có từ 1.300 đến 1.500 lượt bệnh nhi đăng ký khám bệnh ngoại trú, đồng thời số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú cũng tăng khoảng 30 ca/ngày.

 
Hầu hết bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng sốt, ho, sốt xuất huyết (SXH) và tay - chân - miệng. Từ tháng 4 đến nay đã xuất hiện bốn trường hợp bệnh nhi bị viêm não do siêu vi trùng tiến công. Trẻ em khi mắc căn bệnh này thường có biểu hiện sốt co giật kèm tiêu chảy, hay rùng mình. Diễn biến bệnh rất nhanh và khả năng tử vong khá cao. Nếu được cứu sống, trẻ bị viêm màng não cũng khó hồi phục hoàn toàn. Ðể giải quyết tình trạng quá tải, bệnh viện  tăng số lượng phòng khám, sử dụng bác sĩ đã ra ca và tiến hành xét nghiệm ngoại trú (cho bệnh nhi làm xét nghiệm xong về nhà, hôm sau đến tái khám) để giảm tải tình trạng 2-3 trẻ phải nằm chung giường. Hiện bệnh viện tuyển thêm một số nhân viên y tế, điều dưỡng. Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ðồng Nai cho biết: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.400 ca SXH, song chỉ tính trong ba tuần từ đầu tháng 8 đến nay, mỗi tuần có hơn 100 ca SXH, tập trung nhiều nhất ở TP Biên Hòa, các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. Ðiều đáng lo ngại là số ca nhập viện SXH độ 3, độ 4 đang gia tăng tại các bệnh viện và đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ðồng Nai, bệnh tay - chân - miệng hiện đã xuất hiện ở tất cả các địa phương trong tỉnh với số lượng mắc từ đầu năm đến nay lên hơn 360 ca, chủ yếu là các cháu ở các lớp mầm non. Bệnh này sẽ gia tăng bởi sắp đến ngày tựu trường và chỉ cần một trẻ mắc sẽ lây qua trẻ khác do tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng, ăn uống.


* Tại Quảng Trị có 121 ca bệnh bị SXH, trong đó từ đầu tháng 8 đến nay có 51 ca. Trước tình trạng số người bị SXH tăng cao, ngành y tế tỉnh Quảng Trị đồng loạt tổ chức các biện pháp giám sát phát hiện người bệnh SXH tại các địa phương, xử lý các ổ dịch tại các khu vực có người bệnh, giám sát côn trùng, giám sát huyết thanh, phun hóa chất diệt muỗi tại các vùng có nguy cơ; phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để nâng cao ý thức về phòng, chống dịch SXH. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, các cơ quan đơn vị tổ chức cùng nhân dân tiêu diệt bọ gậy, làm vệ sinh môi trường, sử dụng hương diệt muỗi, đi ngủ phải mắc màn kể cả ban ngày,...


* Ðến ngày 24-8, Trà Vinh có 1.625 ca mắc SXH, tăng 59 ca so với năm 2009. Bệnh tập trung nhiều ở huyện Duyên Hải (339 ca), là địa phương có số ca SXH cao nhất từ trước tới nay, nhất là những xã vùng nước mặn. Trước diễn biến này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức giám sát 249 ổ dịch nhỏ và xử lý 225 ổ dịch nhỏ, trong đó huyện Duyên Hải đã xử lý 50 ổ dịch nhỏ. Sở Y tế Trà Vinh triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt Dengue và SXH Dengue theo phác đồ mới. Theo đó đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được tập huấn điều trị theo phác đồ mới, nhằm đối phó bệnh SXH đang vào những tháng cao điểm.
 
 
                                                                                 Theo ND

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục