Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải theo dõi sức khỏe cháu Bùi Hồng Việt chỉ năng 800g.
(HBĐT) - Khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bước đầu cứu sống bé Bùi Hồng Việt sinh non khi mới được 25 tuần tuổi và chỉ nặng 800g. Bé Việt là con của chị Bùi Thị Hà, xóm Đầm, xã mãn Đức, huyện Tân Lạc.
Rạng sáng ngày 9/8/2010, khi mới mang thai được hơn 6 tháng tuổi, chị Hà thấy đau bụng và được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Đến 4 giờ 30 phút cùng ngày, bé Việt đã chào đời. Sau đó, cháu được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng thở rên, tím tái, có cơn ngừng thở, thể trạng rất non yếu, phản xạ sơ sinh và trương lực cơ yếu, phổi thông khí kém. Kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải (Phó khoa nhi) và Nguyễn Thanh Hường cùng các điều dưỡng đã hút đờm dãi và cho thở CPAP trong 4 ngày. Đồng thời, nuôi dưỡng hoàn toàn bằng tĩnh mạch, ủ ấm và vệ sinh, tiêm, truyền trong lồng ấp. Cứ 10 ngày, các điều dưỡng thay lồng ấp 1 lần. Trong quá trình nuôi dưỡng, bé Việt có nhiều diễn biến về hô hấp, vàng da, máu. Ngày 13/8, cháu phải cấp cứu đến 8 giờ về chảy máu không cầm và đã được truyền máu. Từ ngày 26/8, các bác sĩ đã tập cho bé ăn 0,5 – 1 mm sữa. Đến ngày 1/9, tình trạng của cháu đã được cải thiện, da, môi hồng, vận động chi và phản xạ sơ sinh tốt. Được biết, chị Bùi Thị Hà mẹ cháu việt có tiền sử sinh non tháng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết: Đây là trường hợp sơ sinh nhẹ cân nhất từ trước đến nay tại Bệnh biện Đa khoa tỉnh. So với cả nước thì đây cũng là những trường hợp hiếm. Các bác sĩ và điều dưỡng sẽ cố gắng cứu sống cháu. Theo bác sĩ Lê Tố Như, Phó khoa sơ sinh, Bệnh viện nhi T.Ư, tỉ lệ trẻ sinh non nặng 800g được cứu sống trên cả nước cũng ít vì những nguyên nhân như quá trình chuyển viện, thời gian đến, trang thiết bị cấp cứu trong thời gian vận chuyển.
Trước đó, đơn vị sơ sinh thuộc Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã cứu sống nhiều trường hợp trẻ sinh non thiếu tháng chỉ nặng từ 1000 – 1.500g. Đây là những cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, điều dưỡng của khoa.
Cẩm Lệ
Trước tình trạng người bệnh mắc viêm gan B được phát hiện ngày một nhiều, đặc biệt trong số đó không ít người đã bị biến chứng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan... Ngày 29/8/2010, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành lập Câu lạc bộ bệnh nhân viêm gan B nhằm giúp người bệnh có được những kiến thức tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh có hiệu quả. Đây là câu lạc bộ đầu tiên ở miền Bắc dành cho bệnh nhân viêm gan B. Phóng viên (PV) chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn TS Trần Ngọc Ánh - Phó trưởng Khoa Nội của bệnh viện về hoạt động này.
Việc xây dựng mạng lưới phân phối dược phẩm theo hướng các chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn là một trong những giải pháp căn cơ để quản lý giá và chất lượng dược phẩm
(HBĐT) - Năm 2009, toàn huyện Đà Bắc có 45 trường hợp sinh con thứ 3, có địa bàn như xã Tân Minh có tới 10 trường hợp sinh con thứ 3, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,34%.
Ngạt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.
Thoái hóa xương sụn thường có tiến triển âm ỉ, đau tại vị trí tổn thương có thể phân chia thành nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày, viêm xương sụn bóc tách... Để xác định bệnh, thầy thuốc thường phải dựa vào lâm sàng và hình ảnh Xquang. Kết quả điều trị lại phụ thuộc vào vị trí tổn thương và thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.
Tại các quán ăn, “giấy ăn” được cung cấp miễn phí và người tiêu dùng cứ “vô tư” sử dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chất này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.