Người lao động tại cơ sở khai thác đá trên địa bàn tỉnh chưa chấp hành tốt an toàn vệ sinh lao động.
(HBĐT) - Thông tư số 09 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định các cơ sở sản xuất phải được học tập về An toàn vệ sinh lao động. Người lao động tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hàng năm phải được tổ chức tập huấn, nắm bắt các ảnh hưởng của yếu tố phát sinh trong môi trường lao động.
Theo đó, các doanh nghiệp hàng năm phải đảm bảo các hoạt động tập huấn ngay tại doanh nghiệp, lập hồ sơ về vệ sinh lao động, xét nghiệm, kiểm tra môi trường lao động để đánh giá độ nguy hại của môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh ta cũng đã quy định rõ chức năng của các đơn vị cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác khám sức khoẻ tuyển dụng, định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nhất là mấy năm gần đây, UBND tỉnh đã dành sự quan tâm đáng kể cho công tác này bằng việc duy trì, phát động Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động hàng năm. Có một thực tế là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường không triển khai tập huấn các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người lao động mà chỉ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ trong khi việc khám sức khoẻ định kỳ không thể phát hiện được các bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà chỉ khám, phát hiện các bệnh mãn tính, không đáp ứng đúng quy trình khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp, càng không phát hiện được bệnh mang tính chất đặc thù nghề nghiệp của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ lại là nơi lực lượng lao động lớn, môi trường lao động vô cùng độc hại. Nguy hại nhất là môi trường làm việc ngành khai thác đá có nồng độ bụi, ồn, rung rất cao, thậm chí vượt xa so với tiêu chuẩn vài chục đơn vị Decibena (dB). Toàn tỉnh có tới hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nhưng chỉ có vài đơn vị tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Điều đáng nói là kể cả ở các đơn vị tổ chức tập huấn, việc triển khai cũng chỉ được thực hiện khi Thanh tra lao động nhắc nhở, yêu cầu làm chứ không mang tính tự giác và hệ thống. Một khó khăn nữa trong công tác khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp hiện nay là hệ thống máy móc, trang thiết bị khám, phát hiện bệnh còn chưa đồng bộ, chỉ có thể khám, phát hiện triệu chứng lâm sàng còn kết luận bệnh thì không có đủ máy móc. Việc tuyên truyền về những tác hại của môi trường lao động còn hạn chế.
Hậu quả nhìn thấy là việc quản lý sức khoẻ của người lao động tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, đặc biệt đối với các ngành có điều kiện môi trường độc hại. Đơn cử hiện nay người lao động trong ngành đá đa số mắc bụi phổi silic và bệnh điếc nghề nghiệp do phải chịu áp lực độ ồn cao từ 100 - 120 dB, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 80dB nhưng việc tập huấn rất hạn chế, công tác khám, phát hiện hầu như chưa được triển khai. Bên cạnh việc mở các lớp tập huấn truyền thông vệ sinh an toàn lao động, tăng cường hỗ trợ trang thiết bị khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp, việc cần làm ngay hiện nay là có kế hoạch thường xuyên giáo dục truyền thông cho các capá chính quyền, giới chủ và người lao động hiểu rõ các văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giúp mọi người thấy rõ trách nhiệm và lợi ích của mình trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định này.
Bùi Minh
Việc xây dựng mạng lưới phân phối dược phẩm theo hướng các chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn là một trong những giải pháp căn cơ để quản lý giá và chất lượng dược phẩm
(HBĐT) - Năm 2009, toàn huyện Đà Bắc có 45 trường hợp sinh con thứ 3, có địa bàn như xã Tân Minh có tới 10 trường hợp sinh con thứ 3, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức 1,34%.
Ngạt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.
Thoái hóa xương sụn thường có tiến triển âm ỉ, đau tại vị trí tổn thương có thể phân chia thành nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày, viêm xương sụn bóc tách... Để xác định bệnh, thầy thuốc thường phải dựa vào lâm sàng và hình ảnh Xquang. Kết quả điều trị lại phụ thuộc vào vị trí tổn thương và thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.
Tại các quán ăn, “giấy ăn” được cung cấp miễn phí và người tiêu dùng cứ “vô tư” sử dụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chất này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
(HBĐT) - Tối 30/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức đem chung kết cuộc thi Điều dưỡng - Hộ sinh giỏi, thanh lịch năm 2010.