Là bác sĩ, tiếp cận với bệnh nhân đồng nghĩa với việc tiếp cận với những mầm bệnh trực chờ …Vậy mà, họ vẫn miệt mài với công việc và miệt mài cống hiến. Hẳn, các bác sĩ có riêng cho mình một loại “vắc xin” để bảo vệ mình và bảo vệ bệnh nhân?!
Thực ra, “vắc-xin” đó không có gì đặc biệt và được biết dưới tên gọi xà phòng diệt khuẩn. Hay nói đúng hơn là rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.
Rửa tay để bảo vệ sự sống
Một hình ảnh vừa quen vừa lạ tại phòng khám: Trước khi chăm sóc bệnh nhân, các bác sĩ đều rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch diệt khuẩn. Điều này, không chỉ được thực hiện như thói quen riêng của các bác sĩ mà còn được Bộ Y Tế ban hành như quy định bắt buộc áp dụng để thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Trong thông tư 18/2009/TT-BYT Bộ Y Tế ban hành, “Vệ sinh tay” đã được xếp vào tiêu chí kỹ thuật chuyên môn ưu tiên đầu tiên để kiểm soát nhiễm khuẩn.
Vì sao vệ sinh tay lại cần thiết và quan trọng đến vậy?
Theo thống kê của Bộ Y Tế, mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 ca nhiễm khuẩn trong quá trình điều trị tại các bệnh viện. Khảo sát nhanh tại một số bệnh biện, đặc biệt là ở các bệnh viện Nhi, cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện cao nhất là nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng tiêu hóa và đường tiểu. Có trường hợp bệnh nhi trong khi nằm điều trị tại bệnh viện có tới 4 cơ quan bị nhiễm khuẩn bệnh viện cùng một lúc mà hầu hết các nhân viên y tế đều biết rằng trước đó bệnh nhân nhập viện do một bệnh lý khác! Như vậy, trong thời gian nằm điều trị của môi trường bệnh viện, bệnh nhân phải nhận thêm vài.. bệnh lý khác nữa.
Trong số những ca nhiễm khuẩn bệnh viện đề cập ở trên, đa phần mầm bệnh lây lan qua bàn tay. Khi bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân hoặc bất kỳ vật dụng nào trong bệnh viện, đôi bàn tay của họ đã có nguy cơ nhiễm khuẩn và trở thành vật trung chuyển vi khuẩn từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, thậm chí truyền mầm bệnh cho chính bản thân mình.
“Vắc-xin” của mọi người
Trên thực tế, vi khuẩn không chỉ trú ngụ ở bệnh viện. Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi. Và, bạn có biết cứ mỗi 1cm2 đôi bàn tay có thể mang đến 40,000 vi khuẩn? Thông qua những tiếp xúc thông thường - dù rất nhỏ và quen thuộc như ăn uống, vệ sinh, cầm hay bắt tay, cầm nắm đồ vật trong gia đình… vi khuẩn đều có thể xâm nhập hoặc lây lan. Chính vì lẽ đó, liều “vắc-xin” hữu hiệu của các Bác sĩ cũng được khuyến cáo nên trở thành vắc-xin cho mọi gia đình.
Tham khảo ý kiến với GS. TS. BS. Hoàng Trọng Kim, ông cho biết: “Thói quen rửa tay rất dễ thực hiện nhưng lại cũng dễ bị bỏ quên. Khi bạn bỏ qua việc rửa tay, nghĩa là bạn đã bỏ qua việc tận dụng một phương pháp diệt vi khuẩn hữu hiệu và ít tốn chi phí nhất. Vậy tại sao bạn lại không tập cho mình và gia đình thói quen như những bác sĩ? Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và xem vệ sinh tay là một trong những tiêu chí để cùng bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình”.
Gửi Mẹ và Bé
Hầu hết các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đều rất quan tâm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng lại không hiểu biết về lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Có tới 64% các bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn!
Muốn bảo vệ sức khỏe cho con trẻ, các bà mẹ nhớ sử dụng “vắc-xin” - rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên nhé! Các bà mẹ phải nhớ rửa tay mình thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi cho con ăn và tập cho con trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn mỗi khi có sự thay đổi môi trường, ví dụ từ nhà đến trường hay từ trường về nhà, rửa tay cẩn thận trước các bữa ăn, sau khi đi vệ sinh v.v.
Mỗi lần rửa tay là thêm một lần yên tâm về sức khỏe của con trẻ và cho con trẻ. Hãy thực tập việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên nhé!
Là xà phòng diệt khuẩn được Viện Pasteur TPHCM kiểm nghiệm và chứng nhận “diệt 99,9% vi khuẩn gây bệnh*”, Lifebuoy luôn trung thành với trách nhiệm nâng cao ý thức và điều kiện vệ sinh cộng đồng qua việc cung cấp xà phòng và dung dịch rửa tay cho nhiều bệnh viện trên cả nước. Không những được các bà mẹ ưa chuộng, lại còn được các bác sĩ/nhân viên y tế tin dùng - Lifebuoy tự hào là xà phòng/sữa tắm diệt khuẩn hàng đầu Việt Nam.
*Các loại vi khuẩn được Viện Pasteur TPHCM kiểm nghiệm và chứng nhận |
Theo DanTri
Cháu P.B.H. 6 tháng tuổi nhập vào BV Nhi đồng 1 TPHCM trong tình trạng ho, thở mệt, được điều trị tại khoa Hô hấp nhưng vẫn không cải thiện.
Theo báo cáo của Hội gan mật Việt Nam tại Hội nghị khoa học toàn quốc ngày 4-9: bệnh viêm gan do nhiều loại vi-rút, nhưng nghiêm trọng nhất là viêm gan vi-rút B. Ước tính số người nhiễm vi-rút B dao động từ 15 đến 20% số dân. Như vậy, cả nước có từ 12 đến 16 triệu người bị lây nhiễm vi-rút viêm gan B, trong đó có khoảng bốn đến năm triệu người bị viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan.
Uống nước black currant (một loại quả mọng có màu tím sẫm như trái sim) có thể giúp ngừa đau nhức và rã rời trong suốt quá trình tập luyện, một nghiên cứu tại New Zealand chỉ rõ.
Các nhà khoa học tại Đại học Western Ontario của Canada vừa phát hiện ra rằng các cơn căng thẳng kinh niên có thể làm tăng nguy cơ bị các cơn đau tim
(HBĐT) - Từ tháng 6/2010 đến nay, Khoa hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận khoảng trên 10 trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ban đỏ toàn thân, tụt huyết áp, suy hô hấp, sốc phản vệ... vì bị ong đốt. Những bệnh nhân này nếu không được cứu chữa kịp thời thì nguy cơ bị suy thận cấp, suy hô hấp, truỵ tim mạch... dẫn đến tử vong là rất cao.
(HBĐT) - Khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã bước đầu cứu sống bé Bùi Hồng Việt sinh non khi mới được 25 tuần tuổi và chỉ nặng 800g. Bé Việt là con của chị Bùi Thị Hà, xóm Đầm, xã mãn Đức, huyện Tân Lạc.