CTV dân số xã Xuất Hóa với tiết mục tự biên tự diễn tuyên truyền về CS SKSS.

CTV dân số xã Xuất Hóa với tiết mục tự biên tự diễn tuyên truyền về CS SKSS.

(HBĐT) - Cộng tác viên (CTV) dân số là những người gần dân nhất, hiểu được tâm tư nguyện vọng nhân dân từ đó có hình thức truyền thông phù hợp để người dân hiểu, thay đổi hành vi và chấp nhận các biện pháp KHHGĐ. Họ là những người trực tiếp tham gia và có vai trò quyết định đối với sự nghiệp dân số.

 

Tuy nhiên, mức phụ cấp cho CTV dân số trên địa bàn tỉnh ta hiện nay đang còn ở mức quá thấp (100.000 đồng/tháng). Đây là vấn đề rất cần được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương quan tâm xem xét. 

Từ năm 1993, đội ngũ CTV dân số của các xóm, bản, khu dân cư được hình thành và phát triển nhanh chóng. Do yêu cầu của thực tế, số lượng CTV dân số tỉnh ta cũng  đang tăng dần qua các năm; năm 2008 toàn tỉnh có 2.360 CTV dân số, năm 2009 tăng lên 2411 CTV và hiện nay là 2617 CTV. Yêu cầu gia tăng đội ngũ CTV dân số đã nói lên vai trò của họ trong việc nắm địa bàn và trực tiếp triển khai các hoạt động của công tác dân số đến nhân dân. Hiện nay CTV dân số tỉnh ta được hưởng mức phụ cấp 100.000 đồng/tháng/CTV (trong đó 50.000 đồng là ngân sách Trung ương cấp và 50.000 đồng là ngân sách địa phương hỗ trợ). Số tiền ít ỏi này không phải là một khoản tiền có thể tính vào thu nhập mà chỉ có thể coi như món quà ghi nhận sự tham gia cố gắng, nhiệt tình của CTV dân số. Tuy nhiên, trong số 2.617 CTV dân số toàn tỉnh hiện nay thì mới có 2411 CTV dân số được hưởng mức trợ cấp 100.000 đồng/tháng còn 206 CTV tham gia từ đầu năm 2010 thì chỉ được hưởng 50.000 đồng/ tháng từ nguồn ngân sách trung ương, chưa được hưởng 50.000 đồng/tháng từ ngân sách địa phương.

 

Với đặc thù là một tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, dân trí không đồng đều, nhiệm vụ của mỗi CTV dân số tỉnh ta luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại. CTV dân số có nhiệm vụ cập nhật số liệu về biến động dân số, thực hiện chế độ ghi chép ban đầu và thống kê báo cáo. Tham gia lập kế hoạch truyền thông để tuyên truyền, tư vấn cho đối tượng, vận động họ thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. CTV dân số còn là người cung cấp phương tiện tránh thai hiện đại phi lâm sàng đến tận tay đối tượng và tham gia công tác giao ban, báo cáo hàng tháng. Họ là người “đi từng nhà, rà từng đối tượng” để đưa các chương trình, chính sách dân số vào thực tế. Do đó, với những địa bàn có giao thông đi lại khó khăn của tỉnh ta thì chuyện CTV dân số phải lội bộ, băng rừng hàng chục km hoặc bơi thuyền đi đến từng nhà đối tượng tuyên truyền, vận động… là chuyện bình thường. Ở những nơi mà việc tiếp cận với thông tin đại chúng như vùng sâu, vùng xa còn hạn chế thì vai trò của CTV dân số càng trở nên quan trọng. Công việc vất vả là thế nhưng đội ngũ CTV dân số tỉnh ta hiện nay được đánh giá là đã phát huy rất tốt vai trò bằng sự nhiệt tình và tâm huyết. Họ đã không quản khó khăn, vất vả có mặt ở mọi ngõ ngách xóm làng để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Thực tế hiện nay, đội ngũ CTV dân số phải vận dụng cả sự hiểu biết, kiên trì, uy tín của mình mới hoàn thành được nhiệm vụ. Họ trở thành người “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” với một mức thù lao rất khiêm tốn.

 

Bắt đầu từ tháng 7/2009, nhân viên y tế thôn bản đã được tăng phụ cấp hàng tháng bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung (mức 0,5 tương đương 365.000 đồng/tháng áp dụng đối với nhân viên y tế thôn bản các xã vùng khó khăn và mức 0,3 tương đương 219.000/tháng đồng áp dụng đối với các xã còn lại). Trong khi mức phụ cấp của CTV dân số vẫn “dậm chân tại chỗ” là 100.000 đồng/tháng đã không khỏi gây ra sự so sánh, “chạnh lòng” cho đội ngũ CTV dân số.

 

Hiện nay, chương trình dân số đã mở ra cả vấn đề về qui mô, cơ cấu, phân bổ dân cư, nâng cao chất lượng dân số… thì vai trò của CTV dân số sẽ cần thiết hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động. Đặc biệt là những mô hình về chất lượng dân số, thực hiện các chương trình tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh nhằm nâng cao chất lượng giống nòi đang được triển khai rộng khắp rất cần đến sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ CTV dân số. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất mức phụ cấp cho CTV một cách xứng đáng hơn, xứng đáng với sự đóng góp của họ cho công tác dân số, góp phần phát triển xã hội.

 

                                                    

Dương Liễu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục