Trung bình mỗi tuần có tới 60 trẻ phải nhập viện vì mắc bệnh tay chân miệng. Số ca nhiễm vẫn tăng nhanh, theo dự đoán của Sở Y tế đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 10 và 11.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: Loại bệnh này chủ yếu mắc phải ở trẻ em, bệnh chủ yếu lây qua tiếp xúc và qua đường tiêu hóa. Bệnh đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay vẫn rất ít được bậc phụ huynh quan tâm.
Trẻ mắc bệnh thường có các triệu chứng như lở miệng, lưỡi. Tiếp đó ở lòng bàn tay bàn chân, đầu gối nổi lên những bóng nước màu hơi xám, trẻ sẽ có các biểu hiện khác như sốt, đau miệng, biếng ăn, tiêu chảy… Bệnh sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời trẻ dễ mắc phải các biến chứng lên thần kinh, tim mạch, viêm não… dẫn đến tử vong. |
Theo nhận định của BS Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế bệnh vẫn có xu hướng tăng cao, đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 10 và 11. BS Giang cho biết thêm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở y tế địa phương chưa thực hiện tốt công tác hướng dẫn người dân phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.
Để tránh cho trẻ mắc phải loại bệnh nguy hiểm trên Phó giám đốc Sở Y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh phải thường xuyên rửa sạch tay chân cho trẻ, lau rửa và khử khuẩn dụng cụ, đồ chơi của trẻ và nhất là khử khuẩn hàng tuần sàn nhà, nơi sinh hoạt của các bé.
Theo DanTri
(HBĐT) - Ngày 21/9, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn đã tổ chức lớp tập huấn về triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 – 5 tuổi trên toàn quốc. Tham gia lớp tập huấn có trên 100 cán bộ y tế cấp xã và huyện.
(HBĐT) - Mặc dù mấy năm gần đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp trên cả nước gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng... Tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt công tác dự phòng và triển khai các biện pháp phòng trừ và khoanh vùng dập bệnh kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra.
Ăn nhiều da, bạn chỉ béo lên chứ làn da không trẻ lại được, bởi collagen trong thực phẩm khi vào cơ thể sẽ bị tiêu hóa chứ không được da hấp thụ
Ngày 20-9, TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cho biết, sau khi phát hiện ra ổ bọ xít hút máu gần 270 con tại một nhà dân ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội vừa qua, tại khu vực này tiếp tục phát hiện thêm một ổ bọ xít hút máu với hơn 1.000 con trong một kho củi khoảng 4m². Kho chứa củi này khá ẩm thấp, là điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng, sâu bọ có thể sinh sôi nảy nở mà không dễ bị phát hiện.
Một cuộc nghiên cứu mới của Đại học California (Mỹ) cho rằng virus AD36 gây nhiễm trùng hô hấp có liên hệ với bệnh béo phì ở trẻ em.
Ngày 20-9, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, TP. Hồ Chí Minh có hơn 2370 ca mắc bệnh tay - chân - miệng (tăng 50 ca so với cùng kỳ năn 2009). Hiện số ca mắc tay - chân - miệng trên địa bàn thành phố ở mức khá cao, trung bình 60 ca/ tuần. Dịch tay - chân - miệng có khả năng tăng cao với đỉnh dịch vào khoảng tháng 10 – 11.