Cán bộ thú y điều trị bệnh LMLM cho trâu tại xã Đồng Nghê - Đà Bắc

Cán bộ thú y điều trị bệnh LMLM cho trâu tại xã Đồng Nghê - Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù mấy năm gần đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp trên cả nước gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng... Tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt công tác dự phòng và triển khai các biện pháp phòng trừ và khoanh vùng dập bệnh kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

 

Theo anh Lương Thanh Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Chi cục Thú y Hoà Bình hiện có 285 cán bộ, công chức, lao động; trong đó hệ thống cán bộ thú y tỉnh và huyện là 83 cán bộ và 202 nhân viên thú y xã, thị trấn. Trước đây sản xuất chăn nuôi của Hoà Bình chủ yếu là chăn nuôi quảng canh, nhỏ lẻ theo phương thức chăn nuôi tận dụng, hiệu quả chăn nuôi thấp. Chăn nuôi còn phân tán manh mún, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều và phát triển chưa bền vững. Quy hoạch chăn nuôi chưa cụ thể nhất là phân vùng sản xuất. Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi còn chưa đồng bộ.... Tuy nhiên những năm gần đây, cùng với những chuyển biến tích cực về nhận thức của nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống nông nghiệp của tỉnh đã thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển biến rất cơ bản, đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi gà công nghiệp, vùng chăn nuôi dê... Đến nay, toàn tỉnh có trên 200 trại chăn nuôi quy mô, nhiều trại được đầu tư lớn hiện đại theo phương thức chăn nuôi thâm canh. Hàng năm tỉnh ta đã xuất ra ngoài tỉnh khoảng gần 3 triệu con gia cầm, 15 triệu quả trứng, 1 triệu gà giống, 2.000 tấn thịt trâu bò và 1.000 tấn lợn giống. Định hướng phát triển chăn nuôi từ nay tới năm 2015 của tỉnh đề ra là phấn đấu tăng cao tổng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 36% và cao hơn nữa ở những năm tiếp theo. Vì vậy, Chi cục Thú y tỉnh đã đưa ra các giải pháp như: Quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hoá phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sinh thái. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh, sản xuất hàng hoá bền vững. Bảo tồn các giống quý của địa phương, đồng thời nhập thêm các giống mới năng suất chất lượng cao vào chăn nuôi. Đưa tỷ lệ sử dụng thức ăn qua chế biến và thức ăn công nghiệp ở gia trại, trang trại là 100%, và tại các hộ chăn nuôi lên 50% vào năm 2015. Tổ chức chăn nuôi những con gia súc, gia cầm đặc sản...    

 

Trên thực tế, để ngành chăn nuôi phát triển phải làm tốt công tác thú y vì nó là giải pháp mang tính quyết định cho sự thành bại trong sản xuất chăn nuôi. Những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hết sức phức tạp. Nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát triển gây hại cho sản xuất chăn nuôi và đe doạ sức khoẻ con người như dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Đậu dê, bệnh Lợn tai xanh.... Do đó Chi cục Thú y luôn tập trung duy trì và đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc gia cầm năm sau cao hơn năm trước chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm nhằm khống chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi. Đã tiến hành tiêm phòng đạt 50% trên tổng đàn trâu bò xấp xỉ gần 200.000 con; đạt 30% trên tổng đàn lợn 450.000 con; cung ứng tiêu thụ trên 400 nghìn liều thuốc phòng bệnh cho đàn gia cầm....  Qua đó, bước đầu đã khống chế thành công bệnh nhiệt thán, dịch tả trâu bò và một số loại bệnh nguy hiểm khác, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, dịch đậu dê, góp phần bảo vệ sản xuất chăn nuôi và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, ngành Thú y đã thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, kinh doanh gia súc, sản phẩm gia súc và thuốc thú y. Duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm soát tại các chốt kiểm dịch, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ các địa phương lân cận vào địa bàn tỉnh.

                                                                                                  

 

                                                                         Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục