Bạn lo lắng về sức khỏe của mình? Bạn không muốn “tự dưng” đến bệnh viện để khám? Vậy hãy thực hiện phương pháp kiểm tra sức khỏe sau đây xem sức khỏe của bạn đang ở trong tình trạng nào nhé.

1. Cúi khom người và tim mạch

 

Trước khi kiểm tra nên ngồi yên tĩnh 5 phút, kiểm tra số mạch đập trong mỗi phút.

 

A: Sau đó thẳng người, phần cơ thể phía trên cong về phía trước, sau đó lại trở về tư thế ban đầu. Thực ra đây chính là tư thế cúi khom người, làm liên tục 20 lần ( tần suất thích hợp), tiếp tục kiểm tra số mạch đập.

 

B: nghỉ ngơi 1 phút, sau đó tiếp tục kiểm tra số mạch đập.

 

C: Cộng số mạch đập của cả 3 lần lại với nhau, sau đó trừ đi 200 và chia cho 10.

 

Kết quả: trong thời gian từ 0-3 chứng tỏ tim mạch bạn rất mạnh khỏe; trong thời gian từ

 

3-6 chứng tỏ tim mạch bạn khá tốt; từ 6-9 là trạng thái bình thường; từ 9-12 thì bạn phải

lập tức chú ý đến vấn đề tim mạch của bạn. Nếu trên 12 thì bạn nên nhanh chóng đi

khám bác sỹ.

 

2. Đứng 1 chân và cơ thể lão hóa

 

Hai tay thả lỏng tự nhiên, hai bên chân khép chặt lại với nhau, nhắm mắt lại, đứng 1 chân, người khác đứng ngoài bấm đồng hồ. Dựa vào thời gian đứng vững không nhúc nhích của một chân để phan đoán mức độ lão hóa.

 

Tiêu chuẩn kiểm tra là: nam giới từ 30-39 tuổi là 9,9 giây; 40-49 tuổi là 8,4 giây, 50-59 tuổi là 7,4 giây; 60-69 tuổi là 5,8giây. Cách tính của nữ giới là chậm hơn nam giới 10 tuổi. Thời gian đứng càng lâu, mức độ lão hóa càng chậm. Người chưa đạt tiêu chuẩn này thì chứng tỏ tuổi sinh lý của bạn đã cao hơn tuổi thực của bạn rồi.

 

3. Nín thở và phổi

 

Mặc dù phổi từng phút không ngừng thường xuyên hô hấp, nhưng không có gì làm cho chúng ta ý thức được tầm quan trọng của phổi trong thời gian xảy ra SARS. Thông qua kiểm tra nín thở có thể làm cho bạn cảm nhận được phổi của bạn có mạnh khỏe hay không.

 

Khi bơi hoặc khi tắm bồn trước tiên hãy hít một hơi thở thật sâu, sau đó vùi đầu xuống nước, nín thở, sau đó từ từ thở ra bằng miệng, duy trì thời gian trong nước càng lâu thì đương nhiên là sẽ càng tốt. Nếu trên 30 giây chứng tỏ phổi của bạn mạnh khỏe; nếu đạt đến 1 phút thì phổi của bạn cực kỳ khỏe mạnh.

 

4. Leo cầu thang và thể lực

 

Lấy cầu thang 5 tầng làm giới hạn, người khoảng tầm 30 tuổi,một bước chân trèo lên 2 bậc cầu thang , nếu nhanh chóng lên đến tầng 5 mà vẫn cảm thấy nhẹ nhàng chứng tỏ tình trạng sức khỏe tốt. Người khoảng 50 tuổi nên leo lên từng bậc 1 chứ không nên gộp 2 bậc làm một bước chân, không được nghỉ giữa chừng, không vịn vào tay vịn và không có hiện tượng thở gấp rõ rệt thì chứng tỏ tình trạng sức khỏe khá tốt. Bất luận lừ người ở độ tuổi nào, nếu bị thở gấp, nhịp tim đập nhanh chứng tỏ thể lực kém. Leo lên đến tầng 3 lại vừa mệt vừa thở chứng tỏ cơ thể yếu, nên tăng cường luyện tập thể thao.

 

5. Tỉ lệ eo, mông và béo phì

 

Nữ giới sợ nhất là tuổi tác tăng thì cân nặng cũng tăng và thế là ngày ngày luôn miệng kêu “giảm béo”. Nhưng có thể bạn chưa biết, đáng sợ nhất không phải là béo phì mà là bệnh huyết quản tim do béo phì mang lại. Tổ chức y tế thế giới dùng tỉ lệ của eo và mông để định lượng một người có béo phì hay không. Khi kiểm tra, đứng thẳng thư giãn, tỉ lệ vòng eo và vòng mông của nam giới nên nhỏ hơn 0,8, nữ giới nên nhỏ hơn 0,7.

 

Căn cứ vào tiêu chuẩn của hiệp hội y học vận động của Mỹ giới thiệu, khi tỉ lệ eo, mông của nữ giới lớn hơn 0,85 thì sẽ phát sinh nguy cơ bị bệnh huyết quản tim, vì vậy nên chú ý điều tiết từ vận động và ăn uống.

 

                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục