Thừa Thiên - Huế: Mỗi ngày có từ 10 đến 15 bệnh nhân phải nhập viện do sốt xuất huyết (SXH). Nguyên nhân do đợt mưa lũ kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển. Ngành y tế tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng dịch SXH cho người dân, nhất là vùng bị ngập lụt như tập trung diệt bọ gậy; không để nước mưa ứ đọng trong các vật dụng chum, vại... Những xã, phường đã bùng phát dịch SXH sẽ xử lý trên diện rộng làm ba đợt; tập trung xử lý ở những ổ dịch tại thành phố Huế và thị xã Hương Thủy... Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên - Huế đã có hơn 1.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 2 người tử vong. Tỉnh đã trích ngân sách 5 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng dịch sốt xuất huyết như mua hóa chất, phương tiện, tuyên truyền...

 

Ðác Lắc: Trong tháng 8 và 9 có 15/15 huyện, thị xã, thành phố có số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó ba trường hợp tử vong. Tuy nhiên, 14 ngày đầu của tháng 10, bình quân mỗi ngày chỉ còn 20 trường hợp mắc SXH mới (tháng trước, mỗi ngày có từ 60 đến 70 ca mắc sốt xuất huyết được cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế).

Bạc Liêu: Tổ chức phun xịt thuốc nơi từng xảy ra ổ dịch SXH, đồng thời phát động cộng đồng đồng loạt diệt muỗi. Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế Bạc Liêu tổ chức biên soạn theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ tài liệu; tài liệu phát rộng rãi trong cộng đồng dân cư để người dân hiểu rõ tác nhân gây bệnh SXH; các biện pháp tự bảo vệ phòng ngừa loại bệnh nguy hiểm này để tự phòng tránh.

Ðà Nẵng: Ðã ghi nhận 2.660 ca mắc SXH, có một ca tử vong. Bệnh viện Ðà Nẵng và Trung tâm Y tế các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn... hiện đã quá tải bệnh nhân SXH, phải bố trí hai bệnh nhân/giường bệnh vẫn chưa đủ. Có nhiều ca bệnh nặng,  nguy cơ tử vong cao do nhập viện điều trị bệnh chậm, đặc biệt là có đến 70% số bệnh nhân mắc SXH là học sinh, sinh viên. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Ðà Nẵng cho biết, tính từ đầu tháng 9 đến nay, bình quân mỗi ngày có hơn 30 ca bệnh SXH nhập viện, cao điểm tuần vừa qua số ca mắc mới lên tới 242 ca. Trước nguy cơ dịch SXH đang gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp, UBND thành phố Ðà Nẵng đã chỉ đạo cho Sở Y tế và các đơn vị cơ sở tập trung tăng cường công tác phòng, chống dịch.

Ninh Thuận: Hiện tại có 53/65 xã, phường, thị trấn được xác định có dịch SXH lưu hành, với tổng số người phát hiện mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 779 ca, tăng 211 ca so với cùng kỳ. Trong đó, TP Phan Rang - Tháp Chàm là địa phương có số người mắc bệnh cao nhất, lên đến 256 ca, có một ca tử vong, tiếp đến là các huyện Ninh Phước: 177 ca; Thuận Nam: 146 ca; Ninh Sơn: 117 ca; Ninh Hải: 93 ca, số còn lại rải rác ở một số xã thuộc hai huyện Bắc Ái và Thuận Bắc. Ðối tượng bị mắc bệnh trong độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi chiếm 81% và từ 16 đến 40 tuổi chiếm 19%.

Qua kết quả giám sát tại bảy xã, phường trọng điểm ở các địa phương nói trên, cho thấy có từ 60-80% số hộ có ổ bọ gậy, loăng quăng trong dụng cụ chứa nước để muỗi phát triển và truyền bệnh. Do vậy, nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng có chiều hướng gia tăng đáng kể. Hiện tại, ngành y tế đã khoanh vùng, xử lý 50 ổ dịch ở 50 xã, phường. Tuy nhiên, việc khống chế dịch đang gặp nhiều khó khăn, vì còn nhiều người dân và chính quyền cơ sở chưa tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường để diệt bọ gậy, nên có nhiều vùng sau khi phun thuốc diệt muỗi khoảng một tuần thì muỗi bùng phát trở lại.

 

Theo ND

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục