Theo Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết miền Bắc diễn biến bất thường, trời lạnh giá vào đêm và sáng sớm, oi bức vào ban ngày là nguyên nhân chính khiến số trẻ nhập viện tăng mạnh

 

Tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 bệnh nhi tới khám. Còn tại Bệnh viện Xanh Pôn và khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhi đến khám và nhập viện cũng tăng 400-500 ca mỗi ngày.

Phần lớn trẻ nhập viện thời gian này đều mắc các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp và sốt virus. Tỷ lệ mắc các bệnh trên ở trẻ dưới 1 tuổi chiếm tới 70%. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng do gia đình chủ quan không sớm đưa đến cơ sở y tế, khiến việc điều trị bệnh gặp khó khăn.

Để hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh do thời tiết thay đổi, các chuyên gia y tế khuyến cáo các gia đình cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ. Nên giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ vào buổi tối và lúc ngủ, chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng.

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác cũng đang diễn biến phức tạp. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết, cả nước đã có trên 93.530 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có hơn 70 ca tử vong. Riêng tại miền Nam và miền Trung, số người mắc sốt xuất huyết tăng gần 15% so với  cùng kỳ năm 2009.

Cả nước cũng đã có hơn 8.078 trường mắc bệnh chân tay miệng, riêng khu vực miền Nam chiếm đến 96,7%, trong đó có 8 ca tử vong.

Đã có 27 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn heo, 5 ca tử vong, tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Thêm 9 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có khuẩn tả. Bên cạnh đó, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc tiếp tục diễn ra phức tạp. Trong vòng một tháng, cả nước đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 407 nạn nhân trong đó 192 người phải nhập viện.

Sau trận lũ lụt khủng khiếp tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và tình hình mưa lũ phức tạp vẫn đang diễn ra tại Nam Trung bộ, Bộ Y tế nhận định, các dịch bệnh trên người từ nay tới hết năm còn diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn.

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lại thêm kiểu chữa bệnh kỳ quái: Một, hai... ba là ra bệnh (!?)

Từ thông tin của CTV, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã tìm tới làng Viên Du, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc để mục sở thị cách chữa bệnh lạ kỳ mà "thần y" Phan Thị Chanh (cô Chanh) đang "sở hữu". Chỉ với ánh mắt nhìn qua bệnh nhân, hát cho bệnh nhân nghe và với những lời phán chữa bệnh rất mơ hồ, cô Chanh có thể chữa được bách bệnh từ bệnh thông thường cho đến nan y. Điều đáng nói hơn nữa, đó là sự việc khám chữa bệnh của cô Chanh đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng dường như chính quyền địa phương không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn nào mặc dù biết rõ cô Chanh hoàn toàn không được phép khám chữa bệnh.

Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng “công bằng, hiệu quả và phát triển”

(HBĐT) - Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngành Y tế Việt Nam đứng trước những vận hội và thách thức mới trong việc bảo đảm quyền CSSK người dân và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng. Sự ủng hộ của nhân dân, của các ngành, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vượt bậc của ngành Y tế là điều kiện tiên quyết để thành công. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập, hợp tác để phát triển trong một thế giới cộng đồng trách nhiệm về các vấn đề đa phương và song phương cần được xem xét trong thực thi các chính sách y tế.

Dự án Kích tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã

(HB§T) - Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng (KICH) vừa tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã.

10 phương pháp “chữa bệnh” không tốn tiền

Nằm ngửa, duỗi thẳng, giơ đầu gối chân phải về hướng ngực, hai tay giữ chặt ở mắt cá chân, đếm từ 1-10, sau đó thẳng chân phải, đổi chân trái và lặp đi lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Có nên tiêm phòng vaccin cúm ở người bệnh hen?

Tác động tiêu cực của cúm đối với bệnh hen là điều đã được nhận biết từ nhiều năm nay. Các nghiên cứu cho thấy, số lần đi khám, cấp cứu, số lần nhập viện, lượng thuốc sử dụng trong điều trị hen, số đợt cấp của hen, tỷ lệ viêm phổi và tỷ lệ tử vong do hen đều tăng lên rõ rệt trong mùa cúm ở những người bệnh hen, đặc biệt là trẻ em và những người trên 65 tuổi. Ngoài ra còn có những bằng chứng cho thấy, các tổn thất cũng như những phiền toái do cúm gây ra ở những người bệnh hen cũng đều cao hơn so với những người không mắc hen.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Thoái hoá khớp gối là những biến đổi của hiện tượng lão suy dẫn tới tăng sinh chất xương và hình thành “gai xương”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục