Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm (TC) nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng TC.
Thông thường, trẻ em không đủ kiến thức và nhận thức để nhận diện các biểu hiện của mình mang tính chất bệnh lý, và nếu có nhận thức được thì cũng hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Mặt khác, những người thân của trẻ mắc chứng TC cũng khó khăn trong việc nhận diện các biểu hiện TC vì những thay đổi tâm lý liên tục và phức tạp của lứa tuổi nhỏ. Những biểu hiện TC của trẻ em có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn hành vi, ứng xử khác của trẻ và thường được giải thích như là những biến đổi tạm thời trong quá trình trưởng thành của trẻ. Những trường hợp trẻ có những thay đổi rõ rệt mới được gia đình hoặc thầy, cô khuyến cáo đưa đi khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.
Áp lực trong học tập có thể khiến trẻ bị trầm cảm. |
Biểu hiện
Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán TC ở trẻ em không khác so với người lớn (xem bài TC và phụ nữ), nhưng các biểu hiện thay đổi rất nhiều theo bối cảnh thực tế của trẻ. Trẻ em ít khi biểu lộ hoặc than phiền cảm xúc buồn so với người lớn. Trẻ em nhỏ bị TC có thể giả vờ bị bệnh hay đau bụng, từ chối đi học, đu bám cha mẹ, lo sợ cha mẹ sẽ chết, biếng ăn, chậm lớn. Những trẻ lớn hơn có thể hay giận dỗi, giảm biểu lộ cảm xúc, gặp những trở ngại trong học tập, ý nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân, hay cáu gắt, hành vi gây hấn, bạo lực, có những hành vi nguy cơ cao, suy giảm các quan hệ với bạn bè, gia đình hoặc các hoạt động khác, thay đổi các thói quen sinh hoạt ăn uống (chán ăn) và ngủ (thức khuya, ngủ ngày hoặc mất ngủ), hoặc trẻ hay nói chuyện về cái chết, tự tử hay thế giới bên kia. Không có xét nghiệm sinh học chuyên biệt nào có thể chẩn đoán xác định TC, mà việc chẩn đoán được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa.
TC xảy ra ở khoảng 2 - 3% trẻ em
Con số này cao hơn ở trẻ em lớn hơn (tuy nhiên, chưa có số liệu nghiên cứu chính thức ở trẻ em Việt Nam). Ở trẻ em, TC có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác thường xảy ra ở trẻ em như: tự kỷ, các rối loạn học tập, rối loạn hành vi. Cần lưu ý rằng TC ở trẻ em thường là một bệnh nặng, nhưng có thể điều trị khỏi. Tự tử có thể xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Trẻ em gái có mưu toan tự tử nhiều hơn trẻ em trai, nhưng trẻ em trai thường thực hiện thành công tự tử nhiều hơn.
Lưu ý, khi trẻ nói về cái chết và ý nghĩ muốn chết, không nên cho rằng đó chỉ là sự tò mò tìm hiểu hay sự đe dọa của trẻ đối với người lớn mà nó có thể biến thành hiện thực. Cần trò chuyện sâu hơn với trẻ để xác định tình trạng tâm lý của trẻ, nếu có xung đột với trẻ thì có thể cần đến sự trợ giúp của một người khác mà trẻ kính nể hoặc đưa trẻ đến nhà tâm lý hoặc thầy thuốc chuyên khoa. |
Điều trị
Cũng như ở người lớn, TC ở trẻ em là do nhiều yếu tố nguyên nhân kết hợp gây ra như: sức khỏe toàn thân nói chung, các sang chấn đời sống, tiền sử gia đình, môi trường và các yếu tố sinh học, di truyền. TC không phải là một tình trạng tạm thời có thể tự khỏi mà không có điều trị. Điều trị TC ở trẻ em cũng giống như ở người lớn nghĩa là điều trị tâm lý (liệu pháp nhận thức hành vi) và sử dụng thuốc chống TC. Việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn khi áp dụng cả hai phương pháp này. Thuốc chống TC được sử dụng nhiều ở trẻ em là fluoxetine, được Cục quản lý thực phẩm và dược của Mỹ (FDA) phê chuẩn. Trong thực hành lâm sàng, các loại thuốc SSRI khác cũng được các thầy thuốc kê đơn để điều trị TC. Riêng thuốc paroxetine được FDA khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ em, vì làm tăng nguy cơ tự tử bất kể chưa có bằng chứng xác thực về điều này.
Trẻ em chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam, nên số lượng trẻ bị bệnh TC là không nhỏ, lực lượng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa không đủ đáp ứng để thẩm định chẩn đoán cũng như chăm sóc điều trị cho tất cả các em. Vì vậy, cần chú ý việc giáo dục nhận thức cho các trẻ em có biểu nghi ngờ và tranh thủ nâng đỡ tâm lý cho các em từ nguồn lực sẵn có tại chỗ như: thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và các đoàn thể tại địa phương.
Theo Báo SKĐS
Nằm ngửa, duỗi thẳng, giơ đầu gối chân phải về hướng ngực, hai tay giữ chặt ở mắt cá chân, đếm từ 1-10, sau đó thẳng chân phải, đổi chân trái và lặp đi lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Tác động tiêu cực của cúm đối với bệnh hen là điều đã được nhận biết từ nhiều năm nay. Các nghiên cứu cho thấy, số lần đi khám, cấp cứu, số lần nhập viện, lượng thuốc sử dụng trong điều trị hen, số đợt cấp của hen, tỷ lệ viêm phổi và tỷ lệ tử vong do hen đều tăng lên rõ rệt trong mùa cúm ở những người bệnh hen, đặc biệt là trẻ em và những người trên 65 tuổi. Ngoài ra còn có những bằng chứng cho thấy, các tổn thất cũng như những phiền toái do cúm gây ra ở những người bệnh hen cũng đều cao hơn so với những người không mắc hen.
Thoái hoá khớp gối là những biến đổi của hiện tượng lão suy dẫn tới tăng sinh chất xương và hình thành “gai xương”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi.
(HBĐT) - Thời tiết đã chuyển sang đông. Mưa, nắng thất thường, nhiệt độ môi trường không ổn định là điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Hơn lúc nào, người dân cần nâng cao ý thức, chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
(HBĐT) - Theo Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 quy định rõ ràng rằng: tại những nơi công cộng trong nhà như phòng đợi của nhà ga, bến xe, các khu vui chơi giải trí trong nhà khách chỉ được phép hút thuốc lá tại nơi quy định dành riêng cho người hút thuốc. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các địa điểm, cơ sở trên địa bàn tỉnh ta chưa bố trí các khu vực riêng dành cho người hút thuốc - đây là lý do khiến cho nhiều người dù biết quy định cấm vẫn viện ra để lách luật
(HBĐT) - “Tôi có 6 người con và đã phải rất vất vả để nuôi các cháu trưởng thành. Bản thân tôi hiểu đông con sẽ khổ nên tôi muốn tuyên truyền để cho đừng ai khổ như tôi”- Chị Lường Thị Bế (trong ảnh)- cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Pheo (Đà Bắc) đã bắt đầu câu chuyện với chúng tôi chân thành, cởi mở như thế.