Ở vùng đồi núi nước ta thường thấy cây hoa mua mọc hoang khắp nơi. Là loại cây hoang dã nhưng đều được nhân dân miền núi sử dụng làm thuốc chữa bệnh vì cũng giàu dược tính. Cây mua có nhiều loại như loại hoa màu hồng tím (dã mẫu đơn), loại hoa màu đỏ (mua leo), loại hoa màu hồng (mua núi) và cây mua đỏ (mua ông). Để cùng tham khảo và có thể áp dụng đạt hiệu quả cao, dưới đây xin giới thiệu cụ thể từng loại mua dùng làm thuốc.

Cây mua hồng tím (dã mẫu đơn)

Chữa mụn nhọt viêm tấy: Lấy lá tươi hơ nóng đặp vào nơi có mụn nhọt. Có thể dùng riêng lá mua hồng tím hoặc dùng phối hợp với lá cà pháo tươi hơ nóng để đắp vào vết đau.

Chữa tụ máu: Lấy lá tươi giã nát trộn thêm nước vo gạo rồi đắp vào chỗ đau.

Chữa vàng da, băng huyết: Lấy lá mua hồng tím 8 - 16g, sao vàng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia vài lần.

Cây mua đỏ (mua ông)

Bộ phận dùng làm thuốc là thân, lá dùng làm thuốc cầm máu, chữa vết thương, sưng tấy, tê thấp. Lá mua đỏ tươi từ 8 - 16g, vừa sắc lấy nước thuốc uống (ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần), vừa giã nát đắp vào nơi đau.

Cây mua màu hồng (mua núi)

Mua núi là loại cây nhỏ, mọc bò, phân nhiều nhánh. Thấy mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi, nơi ẩm thấp. Thân cây nhẵn, có màu xanh hay tím đỏ. Lá nhỏ, mọc đối, hai mặt nhẵn. Hoa mua núi nhỏ có màu hồng và mọc riêng lẻ hoặc có khi mọc 2 - 3 bông ở một ngọn thân. Quả hình cầu màu đỏ hơi tím. Loại cây này ra hoa kết quả vào cuối xuân đầu hè (từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm).

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây mua núi. Sau đây là những phương thuốc chữa trị bệnh cụ thể từ cây mua núi.

Chữa mụn nhọt, ứ huyết, tê thấp: Lấy toàn cây 8g đã phơi khô, sắc lấy nước uống trong ngày, chia nhiều lần.

Chữa bệnh phù nề ở nữ sau khi sinh đẻ: Lấy toàn cây từ 50g - 100g nấu kỹ lấy nước tắm.

Chữa sai khớp: Lấy cây tươi (toàn cây) 30g giã nhỏ cùng với 30g lá náng hoa trắng và 20g lá loét mồm (còn gọi là dạ cẩm). Tất cả hơ nóng dùng đắp bó nơi khớp sai đau.

Cây mua leo

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây mua leo, nhưng thường được phối hợp cùng với những vị thuốc khác tạo thành phương.

Thuốc chữa sưng tấy hay tụ máu cũng thường được phối hợp với một số vị thuốc khác để chế thành cao dán. 

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục