Theo ThS.BS. Lâm Văn Hoàng – Khoa nội tiết, dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi của việc điều trị cho bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) bên cạnh thuốc men và thay đổi lối sống. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không những giúp BN kiểm soát tốt dao động đường huyết trong ngày mà còn giúp người bệnh nâng cao được chất lượng cuộc sống.

 

Chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn

ThS.BS. Lâm Văn Hoàng cho biết, những khuyến cáo về dinh dưỡng cho BN ĐTĐ đã thay đổi trong những năm gần đây do các hiểu biết mới về bệnh, những tiến bộ trong điều trị thuốc men và các bằng chứng khoa học hiện có.

Những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng và nghiên cứu quan sát cho thấy, điều trị dinh dưỡng được chứng minh làm giảm HbA1c khoảng 1- 2%, tùy theo týp và thời gian ĐTĐ. Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, châu Âu đã thiết lập những khuyến cáo riêng về dinh dưỡng. Chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn. Phải xem xét cả số lượng và chất lượng của chất bột đường khi thiết lập bữa ăn cho người bệnh ĐTĐ.

 Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cải thiện chỉ số đường huyết.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của tăng đường huyết sau ăn trong biến chứng của bệnh ĐTĐ. Tăng đường huyết sau ăn làm gia tăng các rối loạn có hại cho cơ thể: các phản ứng glycat hóa các phân tử protein, tăng nồng độ insulin trong máu, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, tăng stress oxy hóa, và rối loạn chuyển hóa lipid... Đây là các yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, việc kiểm soát đường huyết không chỉ quan tâm đến đường huyết lúc đói mà còn bao gồm cả đường huyết sau ăn.

Một trong những vấn đề quan trọng của chế độ dinh dưỡng là kiểm soát lượng glucid - lượng chất bột đường ăn vào (ngũ cốc, tinh bột, hoa quả...). Bột đường là một trong những chất cung cấp năng lượng chính cho tế bào sống của cơ thể. Trước đây, trên thế giới hàm lượng chất bột đường được khuyến cáo chiếm đến 70% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, do lượng bột đường ăn vào đóng vai trò quan trọng trong việc gây tăng đường huyết và rối loạn chuyển hóa lipid sau ăn nên xu hướng hiện nay là kiểm soát chặt chẽ hơn lượng bột đường ăn vào.

Tuy nhiên, cũng theo BS. Hoàng, chế độ ăn có chất bột đường dành cho người bệnh ĐTĐ tưởng chừng dễ hiểu và dễ thực hiện nhưng để biết được nó, các thầy thuốc cũng loay hoay và thay đổi như quá trình lịch sử bệnh của nó. Trải qua thời gian với nhiều nghiên cứu và đánh giá trên việc kiểm soát đường huyết và biến chứng cho BN, việc khuyến cáo các thành phần dinh dưỡng cho người bệnh với tỷ lệ carbohydrate 55 - 60% được xem như là phù hợp cho BN ĐTĐ. Và vai trò chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm được xem có tác động đến sự ổn định đường huyết liên tục trong ngày.

Thực phẩm làm tăng đường huyết chậm - lựa chọn tốt nhất

BS. Hoàng khuyến cáo, muốn kiểm soát tốt đường huyết chúng ta phải kiểm soát tốt đường lúc đói, đường huyết giữa các bữa ăn và đặc biệt là đường huyết sau ăn. Mà chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn, do đó trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ nên sử dụng bổ sung những thực phẩm có thành phần bột đường đặc biệt có cơ chế giải phóng đường chậm phóng thích đường vào máu từ từ, đồng thời có chỉ số đường huyết thấp nhằm giúp ổn định đường huyết sau ăn. Những thực phẩm đặc biệt cho người ĐTĐ có thể sử dụng như các bữa ăn dặm và thay cho bữa ăn chính cho bệnh nhân ĐTĐ để giảm cân và kiểm soát đường huyết.

Những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ĐTĐ đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu lâm sàng rất tốt đối với người bệnh. Với sự tăng cường chất xơ (hòa tan và không hòa tan), và sự hiện diện của hệ thống đường phóng thích chậm do sự biến đổi đường maltodextrin thành fibersol, những thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cân đối hợp lý mà còn có thành phần bột đường đặc biệt có cơ chế giải phóng đường chậm, phóng thích đường vào máu từ từ, chỉ số đường huyết thấp nhằm giúp ổn định đường huyết sau ăn. Tùy theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm với công thức dinh dưỡng đặc chế để: thay thế bữa chính khi công việc bận rộn; là bữa phụ trước khi chơi thể thao, trước khi đi ngủ đối với người bệnh lớn tuổi có nguy cơ cao bị hạ đường huyết trong đêm.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục