Một buổi sáng mùa thu, cách đây bốn năm, tại một ngôi đền rêu phong thờ thần Trống Đồng (Đồng Cổ) trong cảnh hoang vu bán sơn địa thôn Đan Nê, tỉnh Thanh Hoá, đã diễn ra một sự kiện: Một chiếc trống đồng được đặt trịnh trọng ở giữa sân đền, để thay cho chiếc trống cũ, mất đã gần một thế kỷ. Gần trăm năm thờ thần Đồng Cổ mà không có trống. Chiếc trống này do Quỹ Thụy Điển-Việt Nam phát triển văn hoá cung tiến, do nghệ sĩ Nguyễn Trọng Hanh, người Ý Yên (Nam Định) đúc theo mẫu trống đồng Ngọc Lũ.

Dân toàn thôn, các vị bô lão đã tề tựu dự lễ tiếp nhận. Già làng gióng ba hồi chín tiếng, tiếng trống đập vào vách núi, âm vang, gây một cảm xúc thiêng liêng về một thời xa xưa... Trống đồng là cái mốc đánh dấu quá trình dân tộc người Lạc Việt dựng nước cách đây ba nghìn năm (con số bốn nghìn năm không có căn cứ khoa học). Trống đồng ra đời trong nền văn minh Đông Sơn (Đông Sơn cũng thuộc địa phận Thanh Hoá) thuộc thời đại đồ đồng - phù hợp với thời đại các vua Hùng (từ thế kỷ 7 đến 3 trước CN). Trống đồng nhiều tác dụng biểu trưng: quyền lực của các thủ lĩnh bộ lạc; quân sự, tập hợp dân và quân, lệnh xuất quân, thôi thúc tác chiến; Tín ngưỡng phồn thực: cầu mưa cho nông nghiệp lúa nước, tế trời đất. Trống đồng là biểu trưng chung cho các dân tộc thuộc văn minh lúa nước ở Đông Nam Á ở phía Nam sông Dương Tử (kể cả Hoa Nam trước đây), khác với văn minh Hán ở phía Bắc.

 Đền Đồng Cổ ở thôn Đan Nê (Thanh Hóa).

Ở Việt Nam, tín ngưỡng trống đồng thể hiện thành sự thờ thần Đồng Cổ, mà đền ở Đan Nê có thể là đền cổ nhất. Qua nghìn năm Bắc thuộc, tính chất tâm linh của trống đồng không bị tàn lụi, mà lại nảy nở từ thế kỷ thứ 10 khi nước ta lại giành được độc lập. Từ đời nhà Lý trở đi, triều vua nào cũng hàng năm đến đền Đan Nê cúng lễ thần Đồng Cổ và trời đất. Cho đến năm 1932, đền vẫn có một trống đồng. Trống đồng Đan Nê nghe nói là vật cung tiến của Nguyễn Quang Bàng, em họ vua Quang Trung khi trấn thủ Thanh Hoá đào được. Thời Pháp thuộc, bản thân Toàn quyền Đông Dương P. Pasquier đã đến thăm đền Đồng Cổ và "công đức" 25 đồng bạc Đông Dương. Sự việc này được ghi trên bia ở vách núi bằng chữ Pháp và chữ Hán. Kể cũng lạ! Một vị quan "hoàng đế" Đông Pháp sao lại cất công đến thăm một ngôi đền ở nơi khỉ ho cò gáy? Có lẽ do con người và chính sách của P.  Pasquier. Là một viên quan thuộc địa chuyên nghiệp, Pasquier cai trị ta (1928-1934) vào đúng lúc cách mạng bạo lực và bị đàn áp đẫm máu (Xô viết Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Yên Bái) nhưng ông này lại có máu văn chương  và dân tộc học, đi sâu vào văn hoá Việt Nam, ông viết cuốn Nước An Nam cổ truyền và nhận định: "Ta chỉ thu phục được dân tộc này bởi sự minh triết, trí thức và nhân phẩm, không bao giờ có thể làm được bằng vũ lực mà họ coi là một hình thức man rợ". Vì vậy để bình định, vừa đàn áp ông vừa sử dụng văn hoá (Pháp - Việt đề huề), giữ lại trật tự phong kiến, dùng Phạm Quỳnh để thực hiện chính sách, kìm hãm dự định cải cách của Bảo Đại mới về nước (theo nhà sử học Philippe Devillers).

Vào đầu những năm 30, trống đồng Đan Nê đã được chuyển sang một viện bảo tàng ở Paris. Vì vậy, đền Đồng Cổ ở Thanh Hoá không còn trống thờ.

Từ đền thờ thần Đồng Cổ ở Đan Nê, Thanh Hoá đã sinh ra một đền thờ thần Đồng Cổ nữa ở Thăng Long vào thế kỷ 10, thời Lý. Theo truyền thuyết, có hai sự kiện dã sử khiến cho nhà vua cho xây đền Đồng Cổ ở Thăng Long (nay tu tạo lại ở Thụy Khuê, làng Bưởi-Hà Nội). Thời vua Hùng đi đánh giặc, trú quân ở chân núi Đồng Cổ. Đêm vua nằm mơ thấy thần đem trống đồng đi trợ chiến. Quả nhiên khi lâm trận, có tiếng trống vang lên làm nức lòng quân sĩ. Thắng trận về, vua Hùng phong cho thần danh hiệu Đồng Cổ đại vương. Thời Lý, thái tử Phật Mã con Lý Phật Tử đem quân đánh Chiêm Thành, đóng quân ở Đan Nê. Ông nằm mộng thấy thần báo sẽ giúp mình. Thái tử thắng trận, làm lễ xin mang bài vị về lập đền thờ ở Thăng Long, ở Thụy Khuê làng Bưởi ngày nay. Vua Lý Thái Tông lên ngôi cũng nhờ thần báo mộng về âm mưu phản loạn của ba vương, nên kịp thời dẹp loạn. Ông phong cho thần tước Thiên hạ minh chủ, tức là vị thần chủ trì các lễ thề của quốc gia. Từ đó có nghi lễ hàng năm các quan đều phải uống máu ăn thề trung thành với vua tại đàn dựng ở đền Đồng Cổ-Thăng Long. Lời thề là: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần linh trị tội". Lễ thề về sau là ngày 4 tháng tư âm lịch.

Ý nghĩa tâm linh của trống đồng đổi thay qua các giai đoạn lịch sử, từ thời dựng nước đến các thời trung đại và hiện đại nhưng vẫn là thể hiện hồn Việt muôn thuở.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục