Hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng.

Hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng.

Đã có một thời gian dài con người không biết hoặc không hề quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Ngay cả trong các xã hội phát triển nhất cũng tồn tại những quan niệm sai lầm về việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể. Người ta cứ "hồn nhiên" sống chung với sự bẩn thỉu và các loại mầm bệnh mà không biết lý do tại sao lại có nhiều người chết vì bệnh tật như vậy. Mãi đến thế kỷ 19, con người mới phát hiện ra việc rửa tay có thể cứu được nhiều sinh mạng. Và từ đó, vi trùng mới trở thành kẻ thù số 1 của nhân loại.

 

Thời kỳ sống chung với kẻ thù

Theo những tài liệu y văn cổ xưa, thời La Mã cổ đại, người La Mã đã rất quan tâm đến việc thanh lọc cơ thể và vệ sinh môi trường sống. Họ có thói quen ngâm mình dưới suối nước nóng. Cùng với người Hi Lạp, họ đi tiên phong trong việc đặt các ống dẫn nước sạch tại thành Rome, làm nhà vệ sinh và hố rác ở Ephèse, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà sau khi đế quốc La Mã suy tàn, người ta quên đi vấn đề vệ sinh.

Đến cuối thế kỷ 18, cũng chỉ có nhà giàu mới có nhà vệ sinh và chậu rửa. Các phòng tắm công cộng đã được xây dựng nhưng lại là nơi để nói chuyện phiếm. Các sách dinh dưỡng lúc ấy dạy người ta nên rửa tay 3 ngày/lần. Vệ sinh cộng đồng là con số không. Trong các thành phố châu Âu, nhiều con đường là nơi để phóng uế và sặc mùi hôi thối. Cùng với đói và rét, các con đường ngập ngụa rác rưởi này trở thành nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong. Năm 1720, 40.000 người (1/3 dân số) Marseille đã chết vì dịch tả. Vào thế kỷ 18, tại Anh, mỗi ngày công nhân làm việc cho đến khi ánh sáng còn cho phép, từ 15 - 16 giờ/ngày và không có ngày nghỉ! Họ sống trong điều kiện bẩn thỉu và các chứng bệnh lây truyền qua đường nước (thổ tả, tiêu chảy...) đã cướp đi sinh mạng của gần một nửa dân số lúc bấy giờ.

Nhận diện kẻ thù

Giữa thế kỷ 19, người ta mới nhận thức được rằng cuộc sống trong điều kiện bẩn thỉu có mối liên quan mật thiết với bệnh tật và những cái chết. Năm 1842, nhà khoa học Edwin Chadwick cho xuất bản cuốn sách "Môi trường vệ sinh của người thợ tại nước Anh". Nhờ sự ra đời của tác phẩm này mà phong trào vệ sinh phát triển ra toàn châu Âu. Cuốn sách nhấn mạnh: việc vệ sinh cá nhân là chưa đủ, phải có các biện pháp cộng đồng. Năm 1848, do dịch tiêu chảy bùng phát tại London, các nhà đấu tranh cho vệ sinh đã vận động thành lập được Bộ Sức khoẻ cộng đồng. Năm 1855, bác sĩ John Snow đã tổng kết được rằng bệnh dịch xảy ra do uống nước của hạ lưu sông Thames, nơi có các cống thải. Chẳng bao lâu sau, London có nước uống sạch và một hệ thống cống nghiêm chỉnh. Các đô thị khác của châu Âu cũng tiếp bước. Tại Paris, cuộc chiến "ống cống" bắt đầu vào năm 1880.

Năm 1847, BS. Ignace - Philippe Semmelweis, người Hungary, phát hiện ra rằng chính các bàn tay chưa được rửa sạch của các nhân viên y tế đã khiến cho tỷ lệ sốt hậu sản dẫn đến tử vong ở phụ nữ tăng cao. Ông đưa ra phương pháp vô trùng bàn tay và vận động chiến dịch "bàn tay sạch" nhưng rất tiếc là không được mấy người tin và nghe theo. Thời kỳ này, người ta chưa biết rằng cử chỉ đơn giản đó có thể ngăn chặn vi trùng lây lan. Y học châu Âu cũng không hề biết đến phát hiện của BS. Semmelweis, nên năm 1924, Louis Ferdinand Céline đã lấy cùng đề tài này làm luận án tốt nghiệp y khoa và được xem như người phát minh khái niệm "vệ sinh" hiện đại.

Cuối thế kỷ 19, Louis Pasteur phát hiện vi trùng là nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm. Từ đó, người ta phổ biến chuyện rửa tay trước khi ăn. Dưới áp lực của các nhà đấu tranh cho vệ sinh, "nhà cầu khô" bị loại bỏ. Các thiết bị vệ sinh xuất hiện vào những năm 1880. Con thỏ bàn cầu ra đời để ngăn chặn nước thối của hầm phân bốc lên. Nhưng ban đầu chỉ có các gia đình tư sản mới có các thiết bị vệ sinh này.

Dần dần, nhờ có nhà vệ sinh, vaccin và điều kiện cách ly, nhiều dịch bệnh đã bị cô lập. Năm 1892, sau 40 năm thương lượng, Công ước Sức khỏe quốc tế lần đầu tiên được ký kết để chống bệnh dịch tả. Các quốc gia ký hiệp ước cam kết thông báo cho các nước khác mọi dịch bệnh xuất hiện. Vào đầu thế kỷ 20, Cơ quan Y tế quốc tế, tiền thân của Tổ chức Y tế thế giới - OMS - được thành lập.

Từ khi nhận ra vi trùng là kẻ thù số một, thái độ của con người thay đổi nhanh chóng, thậm chí còn dẫn đến những cơn điên... sợ vi trùng. Nhiều nhà ở Paris từ chối cho các bác sĩ thuê hay buộc các bệnh nhân phải sử dụng lối đi riêng. Năm 1850, ở Pháp, một đạo luật chống nhà ổ chuột được thông qua để ngăn chặn các trận dịch bệnh.

Quan niệm "cáu ghét bảo vệ con người khỏi bệnh tật" phổ biến trong những năm 1950 - 1960 đã dần dần biến mất. Các sản phẩm vệ sinh: xà bông, dầu gội đầu, kem đánh răng... được tiêu thụ một cách chóng mặt. Năm 1960,1/3 số hộ tại Pháp có vòi tắm hay bồn tắm (so với 97% hiện nay).

Cuộc chiến chưa phân thắng bại

Ngày nay, mặc dù đã có những tiến bộ trong công cuộc chống lại vi khuẩn vi trùng nhưng nhiều nguy cơ vẫn tồn tại. Một vài quốc gia vẫn phát triển các bệnh truyền nhiễm tấn công, nhất là bệnh lao và dịch tả. Dù đã có cả một kho thuốc chữa bệnh nhưng các bệnh truyền nhiễm vẫn có nguy cơ gia tăng vì bùng phát du lịch và trao đổi thương mại quốc tế.

Nhiều mối lo mới xuất hiện như vệ sinh thực phẩm với sự gia tăng các bếp ăn tập thể và xuất hiện những thói quen ăn uống mới (như ăn thực phẩm sống...). Sức đề kháng của vi trùng với thuốc kháng sinh trở nên đáng lo ngại. Các bệnh truyền nhiễm do bụi, tiếp xúc tại bệnh viện cũng được nói đến nhiều. Theo một cuộc điều tra tại Loire (Pháp) vào năm 2004, 43% bác sĩ vẫn không chịu rửa tay khi khám bệnh. Năm 2008, tình hình nhiễm bệnh vì chăm sóc người bệnh trong các cơ sở y tế tăng cao tại các nước đang phát triển. Để đối phó, Tổ chức Y tế thế giới yêu cầu tất cả các nhân viên y tế phải học cách... rửa tay!

Tuy nhiên, có thể nói chiến dịch vệ sinh đã chiến thắng khắp nơi. Trong các thành phố, rác rưởi không còn nhìn thấy nữa và vệ sinh trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền. Ngày nay, sạch sẽ tuyệt đối còn là mốt thời trang và các sản phẩm diệt vi khuẩn được sử dụng rộng rãi. Nó đi vào đời sống đến mức người ta lo sợ trở thành quá đáng. Nhưng vì quá lạm dụng các sản phẩm diệt khuẩn mà căn bệnh ngoài da eczema cũng gia tăng nhanh chóng. Nó đang tấn công 1/5 trẻ em, chỉ vì tắm rửa quá thường xuyên khiến các hoá chất làm hỏng màng bảo vệ da. Nhiều nhà khoa học lại cảnh báo một đại dịch mới sắp xuất hiện: đại dịch của thế giới siêu sạch!

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục