Sống chung, sống riêng, sống một mình hay vào nhà dưỡng lão… là những câu hỏi không chỉ đối với nhóm người cao tuổi (NCT) mà còn là câu hỏi của những người thân, con cháu có bố mẹ, ông bà nay đã bước vào giai đoạn tuổi cao, yếu sức cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở quỹ NCT Mỹ thì vì 6 lý do sau đây NCT không nên sống độc thân, sống một mình, xa lánh gia đình hay cộng đồng.

 

1. Trở thành gánh nặng cho gia đình, con cái

Nhiều NCT cho rằng sống riêng có thể giảm được gánh nặng cho gia đình nhưng thực tế thì ngược lại. Đơn giản, con cái còn nhiều việc phải làm, nào là việc gia đình, xã hội... mọi cái đều phải tự giải quyết, nay có bố mẹ già sống riêng, xa nhà ắt phải bỏ thêm thời gian chăm nom. Ngược lại, nếu không chăm sóc bố mẹ tốt, con cái dễ mang tiếng là bất hiếu, căng thẳng tinh thần, gây khủng hoảng mối quan hệ. Theo nghiên cứu thì tất cả những vấn đề này đều có thể giải quyết được trong nội bộ gia đình, mọi người thông cảm, hiểu nhau bỏ qua rào cản. Ngoài ra, sống chung còn giảm được chi phí thay vì đến nhà dưỡng lão hoặc những chi phí vô hình khác.

 Vui vầy bên con cháu là niềm hạnh phúc của người cao tuổi.

2. Vệ sinh cá nhân không được quan tâm

Những NCT khi sống riêng sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân, đơn giản là do tuổi tác cao, sức khỏe suy giảm, phát sinh tính ngại, mọi thói quen thời trẻ nay bị sao nhãng, ít tiếp xúc với xã hội nên không cần phải vệ sinh, thay quần áo. Ngoài ra, do cách sống tạm bợ làm cho tính cách thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, cá tính, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cô đơn, ngại vệ sinh, ngại tắm giặt. Để khắc phục tình trạng này, NCT nên sống cùng con cháu, gần người thân, gần cộng đồng để bản thân tự “cạnh tranh”, khắc phục được những nhược điểm trên, nhất là khi có sự tác động từ bên ngoài.

3. Dễ bị chấn thương, lâm bệnh

Một trong những bất lợi khác của những NCT khi sống xa con cái, sống đơn lẻ là rủi ro chấn thương thể chất cao. Ví dụ: ngã, va chạm vào đồ vật, điện giật, những loại bệnh đột ngột xuất hiện do trở trời trái gió… Nhưng nếu ở gần con cháu, người thân thì những rủi ro trên có thể khắc phục được, nhất là nhóm người mắc bệnh nan y như: đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh về thị, thính lực, bệnh Parkinson, bệnh thận… thì nhất thiết phải sống trong môi trường có người hỗ trợ, xa lánh cộng đồng sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng.

4. Dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ

Bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer) là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn. Nó là bệnh của tuổi già và cũng là căn bệnh chiếm tới 80% số ca mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở nhóm NCT. Căn bệnh này làm cho người ta mất dần trí nhớ và lâu dài làm cho người ta không nói, không đi, không nuốt được và có mức độ tử vong cao. Nhóm người khi còn trẻ (tuổi 20 - 30) đã có dấu hiệu giảm khả năng nhớ thì khi về già dễ mắc bệnh. Khi về già nếu sống độc thân, xa người thân, con cái thì rất nguy hiểm. Vì vậy, theo Quỹ Alzheimer của Mỹ, nhất thiết nhóm người này phải được chăm sóc và điều trị đầy đủ, đặc biệt là từ những người thân.

5. Thiếu an toàn chung cho sức khỏe của cơ thể

Ngay cả những NCT khỏe mạnh cũng không nói trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn, trượt ngã, ốm đau… Vì vậy, những người khôn ngoan không bao giờ sống xa cộng đồng, người thân, gia đình. Lợi thế của việc làm này là khi cần có thể được trợ giúp, cấp cứu khẩn cấp.

6. Gây suy giảm mối quan hệ gia đình, cộng đồng

Việc sống chung cùng con cái đối với NCT được xem là vấn đề tế nhị, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” là câu nói đề cập đến trường hợp này. Thực ra thì những người thân trong gia đình đều rất yêu thương quý trọng nhau nhưng để sống chung, ôn hòa trong gia đình thì mọi người phải thông cảm, hiểu tâm lý, không nên chú ý đến những mặt yếu của nhau, đặc biệt là thông cảm cho những NCT. Sự đời không phải lúc nào cũng “nên thơ” như người ta tưởng nhưng nếu biết kết hợp hài hòa thì “trên ấm dưới êm” mọi người đều hài lòng. Nhờ việc kết hợp tốt mọi mối quan hệ mà mọi người có thể sống chung hòa bình, con cái kính trọng bố mẹ, bố mẹ yêu thương con cái, mọi người là chỗ dựa cho nhau và đây chính là yếu tố tâm lý giúp NCT sống vui sống khỏe, tăng tuổi thọ và tự hào về con cái.

                                                                              Theo SKDS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội thảo
Đội quản lý thị trường số 1 - thành phố Hòa Bình thường xuyên tiến hành kiểm tra việc kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn thành phố

Chủ động, công tâm góp phần phát triển ngành Y tế

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập “Ban thanh tra đặc biệt”. Đây là một sự kiện quan trọng đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam và 19 năm thành lập Thanh tra ngành y tế, báo SK&ĐS trân trọng giới thiệu bài viết phản ánh chặng đường hình thành và phát triển của thanh tra ngành y tế.

Có chữa khỏi thoái hóa điểm vàng bằng thuốc?

Về già, mắt sẽ bị thoái hoá điểm vàng (hoàng điểm). Có nhiều dạng thoái hóa điểm vàng, trong đó thoái hoá điểm vàng tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối, hay còn gọi là dạng thoái hoá điểm vàng tân sinh mạch máu là rất nguy hiểm, dẫn tới mất thị lực hoàn toàn. Chỉ có khoảng 10% trong số người thoái hoá điểm vàng do tuổi già bị thoái hoá điểm vàng dạng này...

Chữa tay liệt bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại

Trước đây, bệnh nhân bị liệt thường phải chấp nhận cảnh tàn phế suốt đời. Nhưng nay, bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại, Viện Chấn thương chỉnh hình quân đội đã thực hiện thành công việc chuyển ghép dây thần kinh để phục hồi chức năng của tay bị liệt.

Quả mâm xôi giúp ngừa ung thư ruột

Các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu trên loài chuột.

Ghép da đồng loại cứu sống bệnh nhân bỏng toàn thân

Do mâu thuẫn gia đình người chị dâu đổ xăng đốt nhà, anh H.V.D lao vào cứu cháu nên bị ngọn lửa thiêu phỏng toàn thân. Nhờ biện pháp cắt bỏ tổ các chức hoại tử và ghép da đồng loại của bệnh viện Chợ Rẫy, nạn nhân đã may mắn được cứu sống.

Ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị chống độc khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần 9 (từ ngày 17 đến 19-11 tại Hà Nội), giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Phạm Duệ cho hay loại ngộ độc thường gặp nhất ở VN là ngộ độc thực phẩm, chiếm khoảng 30% bệnh nhân vào Trung tâm chống độc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục