Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.
Hãy đọc kỹ nhãn hàng trước khi mua bất kỳ loại thực phẩm đóng hộp nào
Sodium Nitrite
Đây là một loại chất bảo quản thường có trong xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.
Sodium Nitrite có tác dụng bảo toàn màu đỏ/hồng tươi của thịt và khiến cho món ăn đó trở nên bắt mắt hơn. Thậm chí, ở mức độ nào đó, Sodium Nitrite còn có khả năng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, khi ăn phải một số lượng lớn, sodium nitrite sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày tạo ra và tạo ra nitrosamine - tác nhân chính gây ung thư.
Ngoài ra, sodium nitrite còn là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thịt không đỏ như thịt gà, cá là các loại thực phẩm tương đối an toàn vì không chứa nitrat.
Excitotoxin
Excitotoxin thường có nhiều trong súp đóng hộp, sô-đa, xúc xích, sa lát, các đồ ăn chay bán sẵn... Ngoài ra, excitotoxin còn được sử dụng như một loại gia vị trong hầu hết các loại thực phẩm, như bột ngọt hoặc các loại gia vị ngọt được đặt cho các tên gọi khác nhau.
Excitotoxin về cơ bản là một loại axit amin có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não. Nhưng khi các tế bào não tiếp xúc với lượng excitotoxin quá lớn (thông qua ăn uống hàng ngày) thì chúng bị kích thích mạnh và bắt đầu truyền các tín hiệu thần kinh với tốc độ rất nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn kiệt quệ. Nhiều giờ sau, những nơron này chết đột ngột, như là chúng bị kích thích đến chết. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu thần kinh gọi excitotoxin là chất độc kích thích.
Đối với thai nhi và trẻ em, do các enzym bảo vệ trong não chưa phát triển đầy đủ, nên chưa có khả năng tự “giải độc” cho mình. Chính vì thế, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa excitotoxin.
Gluten
Gluten là chất tinh bột có trong lúa mạch, lúa mỳ và lúa mạch đen. Gluten có thành phần là gliadin - một dạng protein không hòa tan có thể gây ra chứng dị ứng hay rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten. Đó là một bệnh được gọi là “bệnh tạng”, có biểu hiện thoái hóa mô trong của ruột làm cho không thể hấp thu được chất dẫn đến các rối loạn như thiếu máu, tiêu chảy, chướng hơi, sụt cân và khối cơ bắp.
Những người nhạy cảm với gluten mà đang mắc các chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể, viêm khớp, loãng xương, viêm da, vảy nến và bệnh đa xơ cứng... thì các chứng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể hấp thu gluten.
BHA và BHT
Butylated Hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT) được sử dụng để bảo quản chất béo và ức chế sự hình thành của nấm men. Các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên, bia, ngũ cốc, thịt... đều chứa BHT hoặc BHA, thậm chí cả hai. BHT là chất chống oxy hóa ở các chất béo để tránh cho sản phẩm bị ôi thiu.
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. BHT và BHA có thể gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất, làm giảm cân, tổn thương gan, gây ra chứng chậm phát triển và phát triển bất thường ở thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
BHA và BHT có thể làm tăng nguy cơ ung thư (nghi ngờ là chất gây ung thư) và khi được tích lũy trong các mô, chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. BHA và BHT còn gây ra chứng to gan, chậm phát triển tế bào, chứng viêm da tiếp xúc và các vấn đề về da khác...
Fructose Corn Syrup cao (HFCS)
Còn được gọi bởi các tên khác như xirô ngô, fructose hay đường ngô... Đó là một loại chất làm ngọt có chưa hàm lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn như sốt cà chua, mứt, bánh mỳ, trộn sa lát, kem, nước giải khát...
Nếu cơ thể tiêu thụ lượng HFCS bình thường thì sẽ không có hại cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ ở hàm lượng quá cao sẽ là dẫn đến các chứng bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2... Ngoài ra, chúng còn gây ra sự thay đổi trong chuyển hóa nội bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Theo Dantri
Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công
67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi...
Tại Hội thảo khu vực Mê Kông về phòng chống tiêu chảy do Tổ chức PATT tổ chức, nhiều kết quả nghiên cứu về bệnh tiêu chảy khiến nhiều người không khỏi giật mình. Tiêu chảy do tả và Rotavirus đang là những tác nhân hàng đầu gây nên tiêu chảy ở các quốc gia khu vực này. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng với trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm chi phí nhiều triệu USD để chăm sóc trẻ nhiễm Rotavirus. Mùa đông xuân cũng là thời điểm Rotavirus dễ bùng phát và lây lan nhiều nhất.
Một bà ngoại bồng cháu trai đến khám, em bé 3 tuổi rất hiếu động nhưng vẫn chưa biết nói. Bà than phiền với chúng tôi: “Bé chỉ chưa nói chứ thông minh lắm, nóigì cũng hiểu, không biết tại sao bác sĩ bên bệnh viện Nhi lại giới thiệu sang đây khám”. Sau khi làm các test kiểm tra thính giác xong thì bé này thật sự bị điếc sâu, cần phải trợ thính ngay vì 3 tuổi mới trợ thính là hơi muộn.
(HBĐT) - Có 2 hoạt động được dự án nâng cao sức khoẻ cộng đồng năm 2010 chú trọng triển khai từ rất sớm, đó là tập huấn, đào tạo và thông tin, giáo dục, tuyên truyền. Ngay sau khi được tập huấn tại T.ư, đội ngũ cán bộ chuyên môn tuyến tỉnh đã bắt tay vào tổ chức các lớp tập huấn triển khai dự án, truyền thông trong trường học cho các giáo viên đứng lớp của các trường, đồng thời đẩy mạnh truyền thông trong cộng đồng cho cán bộ xã và tuyên truyền viên tại 2 xã mới tham gia dự án là Yên Mông, Dân Chủ (TPHB).
Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công. Ảnh minh họa