Cán bộ trạm y tế xã Yên Thượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Cán bộ trạm y tế xã Yên Thượng chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Là địa bàn vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, xã Yên Thượng còn không ít trở ngại khi giao thông không thuận tiện, đời sống chưa cao, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, bao gồm cả nhận thức về chăm sóc sức khoẻ. Trước thực tế đó, trạm y tế xã đã nỗ lực gần dân, bám bản, tích cực tuyên truyền tác động vào nhận thức và làm chuyển biến hành vi của bà con.

 

Đội ngũ cán bộ trạm gồm 5 người cùng mạng lưới y tế thôn bản thường xuyên kết hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại các xóm, bản. Ngoài các đợt tuyên truyền về chương trình y tế quốc gia, cán bộ được phân công phụ trách địa bàn chủ động tuyên truyền, vận động, đồng thời tư vấn sức khoẻ đến các hộ gia đình, trực tiếp người dân theo định kỳ 2 lần/tháng.  Anh Bùi Văn Hiện - Trưởng trạm y tế xã cho biết: Một trong những cách thức truyền thông được trạm tổ chức, thực hiện quả là đến thăm hộ gia đình và nói chuyện theo chủ đề cần giáo dục sức khoẻ. Đây cũng là cách thức tạo môi trường giao tiếp gần gũi với đối tượng, cán bộ y tế truyền thông có thể quan sát những biểu hiện liên quan đến sức khoẻ của người dân, các vấn đề liên quan đến nguyên nhân gây bệnh như trẻ ngủ không nằm màn, nhà ẩm thấp... Từ đó, tuyên truyền, tư vấn sức khoẻ đến các thành viên trong gia đình và có thể chỉ dẫn cách phòng - chống bệnh, phát hiện đối tượng đang bị ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là tư vấn sức khoẻ cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai.

 

Giáp ranh với ổ dịch sốt rét lớn của Yên Lập, xã Yên Thượng, một trong những vùng trọng điểm sốt rét trước đây. Bên cạnh bao vây, dập dịch, trạm y tế xã đã tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ/phòng chống sốt rét. Cho đến nay, mặc dù dịch sốt rét đã nhiều năm không quay trở lại nhưng công tác phòng - chống dịch vẫn được chú trọng, duy trì. Cùng với tuyên truyền về chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trạm thường xuyên lồng ghép truyền thông về nguồn lây, nguyên nhân gây bệnh sốt rét, biểu hiện của bệnh và tác hại với sức khoẻ, tính mạng con người. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về phòng - chống bệnh thông qua giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tẩm màn và tuyên truyền, vận động để người dân hiểu bệnh hoàn toàn được chữa khỏi nếu uống đúng thuốc, đúng liều theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

 

Công tác tiêm chủng mở rộng, CSSKSS nhờ hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ cũng đã dần đi vào nề nếp, giúp thay đổi những hành vi có lợi cho sức khoẻ người dân. Câu chuyện về phá thai ngoài, uốn ván tồn tại ở một số địa bàn xóm của xã trước đây đã trở thành bài học để người dân tránh xa những quan niệm, nếp tư duy lạc hậu về chăm sóc sức khoẻ. Với nhiều cố gắng trong tuyên truyền đã góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn dưới 1%, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 7 loại vắc - xin phòng bệnh đạt trên 90 - 100%/năm, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi giảm còn 26,4%, thể nhẹ cân giảm còn 14,6%.

 

Cũng thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục, chị em phụ nữ độ tuổi sinh sản đến với trạm đông hơn, người dân tự giác đến trạm để thăm, khám mỗi khi có biểu hiện bệnh tật. Tỷ lệ người dân đến khám, điều trị tại trạm y tế xã duy trì ở mức 0,6 lượt/ người/năm. Đặc biệt là từ năm 2005 đến nay, địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh lớn. Chất lượng cuộc sống của người dân đang cải thiện đáng kể nhờ sử dụng nguồn nước sạch, thay đổi nhận thức về vệ sinh môi trường, thực hiện “3 sạch” trong nếp ăn, nếp ở.

 

                                                                 Bùi Minh       

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục