Trong tiết trời se lạnh buổi chiều đông, chợt nghe tiếng cô hàng chè bán rong ngang qua đầu ngõ: “Ai …….chè nóng ….hôn………..”. Tôi thấy lòng mình quặn thắt, chợt nhớ vô cùng những ngày thơ ấu, cả gia đình quây quần bên nồi chè nóng hổi, ngào ngạt hương thơm trong chiều đông rét buốt.
Vào đầu tháng mười một âm lịch hằng năm, khi mùa nước lụt đã qua, là người quê tôi lại làm đất trồng đậu. Bên cạnh những nương đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ xanh rờn, người quê tôi còn trồng rất nhiều đậu đen.
Đậu đen rất dễ gieo trồng. Chỉ cần một ít hạt đậu giống vãi trên đất tơi xốp thì một tuần sau những mầm đậu bé bé, xinh xinh đã nhú lên khỏi mặt đất. Vào khoảng cuối tháng ba âm lịch là mùa thu hoạch đậu đen. Sau khi phơi đậu cho khô giòn, bán bớt một ít thì gần như nhà nào cũng để lại gần chục ký đậu đen dùng trong gia đình.
Chè đậu đen. Ảnh: Internet |
Những hè oi ả, người quê tôi thường đem đậu đen rang chín rồi nấu nước uống. Nước đậu đen uống rất thơm và mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt khiến cho mọi người khỏe hơn. Cái nóng oi bức giữa trưa hè dường như cũng tan biến.
Đậu đen còn được dùng để nấu cháo. Đặc biệt loại đậu đen xanh lòng được nhiều người ưa chuộng vì loại đậu này khi nấu cháo rất bở, bùi, ngon và tốt cho sức khỏe. Khi trong nhà có người ốm là người quê tôi lại hầm cháo đậu đen với gà tơ. Vị bùi bùi của đậu quyện với vị béo ngọt của gà cùng hương thơm của rau hành, ngò rí và tiêu bột khiến người bệnh ngon miệng hẳn lên và mau chóng phục hồi sức khỏe.
Cháo lươn hầm đậu đen cũng là một món ăn ngon rất được ưa chuộng ở quê tôi. Còn gì thú vị bằng những tối mùa đông gió lạnh, cả nhà quây quần bên nồi cháo lươn hầm đậu nghi ngút khói, ngào ngạt mùi thơm của các loại gia vị: hành, sả, tiêu, tỏi quyện với vị béo của lươn và bùi bùi của đậu.
Ở quê tôi chè đậu đen là một món ăn chơi rất được ưa thích. Vào mùa hè nóng bức thì nấu chè nước đậu đen. Cách nấu cũng khá đơn giản, ngâm đậu cho mềm rồi bắc lên bếp luộc , khi nước sôi khoảng năm phút thì thay nước cho đậu bớt vị chát. Tiếp tục cho đậu lên nấu cho đến khi đậu mềm thì cho đường tán (loại đường phổ biến ở quê tôi) vào nấu khoảng mười lăm phút để vị ngọt của đường thấm vào hạt đậu. Thêm vài cộng lá dứa thơm cho nồi chè thơm ngào ngạt và một ít muối để tăng thêm vị thanh của đường. Nồi chè nước bốc khói thơm phức thật hấp dẫn. Múc chè ra chén cho nguội và thưởng thức. Giữa trưa hè oi ả, nhai những hạt đậu ngọt bùi, húp một chút nước đậu đen thơm ngát sẽ thấy tinh thần sảng khoái hẳn ra.
Chè nếp đậu đen cũng ngon và ấn tượng không kém. Trong mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng bảy hay rằm tháng mười ở quê tôi không bao giờ thiếu món chè nếp đậu đen và gọi đó là chè quê hương, bởi món chè này đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của bao thế hệ người quê tôi .Món chè thân thuộc giúp xua tan đi cái lạnh lẽo và cảm giác đói bụng giữa chiều đông. Khác với nấu chè nước, khi đậu đã mềm thì cho một ít nếp vào nấu tiếp khoảng mười phút cho nếp chín rồi cho đường vào nấu cho đến khi nồi chè dẻo và đặc sánh lại không còn phân biệt được đậu và nếp là đạt yêu cầu. Khi nấu món chè đặc này, người quê tôi còn bỏ thêm gừng thái sợi, có người còn cho thêm một tí tiêu bột, tạo nên hương vị rất riêng của chè nếp đậu đen xứ Quảng. Nồi chè bốc khói nghi ngút, thơm ngào ngạt. Cả nhà chụm lại múc chè ra chén chờ cho nguội. Mẹ nhanh tay lấy mấy cái bánh tráng, nướng trên bếp than hồng. Mọi người dùng bánh tráng thay thìa thưởng thức món chè quê dân dã. Vị ngọt thanh của đường, bùi bùi của đậu quyện với vị cay nhẹ của gừng, tiêu cùng vị giòn tan của bánh tráng khiến ai đã một lần thưởng thức món ngon này sẽ khó lòng quên được.
Thỉnh thoảng đám bạn ngày xưa lại nấu chè nếp đậu đen trong những chiều mưa. Nhưng dù có bỏ bao nhiêu công sức thì hình như món chè vẫn thiếu một cái gì đó mới làm nên cái tuyệt vời của chè đậu quê hương. Và mọi người chợt nhận ra: món chè quê hương chỉ ngon nhất khi được thưởng thức trên chính mảnh đất quê hương mình.
Theo Bao LĐ
Trứng cá là tình trạng viêm mạn tính nang lông tuyến bã, gây nên các nhân trứng cá đầu đen hay đầu trắng, có khi chỉ là các sẩn đỏ, mụn mủ... hay có ở mặt, lưng, ngực, vai. Một số trường hợp các mụn viêm to thành các bọc trứng cá, đôi khi để lại sẹo. Trứng cá thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Bệnh thường nặng nhất ở tuổi 14 - 18 và sau đó đỡ dần. Đa số bệnh nhân khỏi ở tuổi 25 - 30. Một số trường hợp gặp ở lứa tuổi hồi xuân (45 - 55 tuổi).
Sữa đậu nành không chỉ là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn giúp phòng chống được rất nhiều căn bệnh như cao huyết áp và tiểu đường.
Con trai tôi năm nay lên ba, cháu thấp bé hơn các bạn cùng lứa nên gia đình rất lo lắng. Để giúp cháu phát triển chiều cao, mỗi ngày tôi đều cho cháu ăn cháo trộn với bột vỏ trứng gà tán nhuyễn. Xin bác sĩ cho biết cách làm này có tốt không? Bác sĩ cho biết những thông số chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ theo chuẩn để gia đình có thể tự theo dõi. Trần Minh Hằng (Bà Triệu)
Xã hội ngày càng phát triển, thức ăn của chúng ta cũng ngày càng phong phú hơn. Công việc càng nhiều và chúng ta phải ăn uống nhanh hơn. Và vì vậy mà có thể chúng ta không để ý đến việc nhai kỹ thức ăn khi ăn. Việc ăn chậm rãi để nhai kỹ thức ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ông bà ta đã nói “Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” thật không sai.
(HBĐT) - Năm 2010 được đánh gía là năm có nhiều thuận lợi đối với các họat động của Hội Bảo trợ người tàn tật trẻ mồ côi tỉnh. Tổ chức hội được kiện toàn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.
Cúm gia cầm đang bùng phát ở một số địa phương khiến nhiều người lo ngại lây lan sang người