Các bác sĩ đang làm các xét nghiệm chẩn đoán hen suyễn cho 1 phụ nữ
Những người có bệnh hen suyễn rất dễ bị tấn công bởi thời tiết lạnh, dị ứng, bụi và “những thông tin không chính xác về căn bệnh này sẽ làm bệnh nặng hơn", TS Shin Jong-wook của Chung-Ang, bệnh viện Đại học cho biết.
Theo định nghĩa, hen suyễn là bệnh phổi mãn tính, đường hô hấp bị viêm sưng và thu hẹp. Hen suyễn gây thở khò khè theo quãng (có tiếng rít khi hít vào), tức ngực, khó thở và ho. Các cơn ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Ở nhiệt độ thấp và môi trường bụi, bệnh nhân hen suyễn thường xuyên bị ho và khó thở.
Nếu bạn bị thức cả đêm vì ho hoặc khó thở, hoặc luôn cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục; bị cảm lạnh hoặc cảm cúm trong hơn 3 tuần, đã bị khó thở sau khi uống thuốc ho hay thuốc cao huyết áp hoặc có bệnh chàm thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể có hen suyễn.
TS Shin Jong-wook của Chung-Ang, bệnh viện Đại học cho biết: “Những người có thông tin không chính xác về căn bệnh này có thể làm triệu chứng nặng hơn. Dưới đây là những quan niệm sai lầm của nhiều người về bệnh hen suyễn:
1. Chạy bộ và đi bộ là tốt cho bệnh suyễn
Những bệnh nhân hen suyễn bị khó thở thường mắc sai lầm khi tin rằng chạy, đạp xe hay đi bộ sẽ giúp tăng cường chức năng phổi.
Trên thực tế, tập thể dục vào buổi sáng có thể làm các triệu chứng hen tăng nặng. Không khí lạnh vào trong phổi và gây kích thích các cơ quan hô hấp.
Sẽ tốt hơn nếu thay tập thể dục bằng đi bộ hay các bài tập căng duỗi người. Tránh đi vào các khu vực có không khí quá khô.
Bơi lội cũng được khuyến khích. Đắm mình trong nước và không khí ẩm sẽ là cách tập luyện an toàn hơn nhiều. Mặc dù rất tốt nhưng sau khi bơi, thân nhiệt sẽ giảm xuống vì vậy cần có biện pháp làm ấm cơ thể để triệu chứng bệnh không nặng lên.
2. Hút thuốc là xấu nhưng uống rượu thì được
Ngày nay, mọi người đều biết rằng uống rượu là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen thường đánh giá thấp các nguy cơ của việc uống rượu, loại đồ uống chứa sulfite, chất gây chít hẹp phế quản.
Sulfite cũng có thể được tìm thấy trong trái cây sấy khô, bia, nước trái cây, khoai tây và tôm.
3. Chỉ có trẻ em bị bệnh suyễn
Đúng là hen suyễn thường được phát hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, tỷ lệ mắc hen suyễn ở người trên 50 tuổi hiện đang cao hơn mức trung bình (vượt quá 3%). Có vẻ như là bệnh xuất hiện khi còn nhỏ sau đó tình hình được cải thiện và tái phát ở tuổi trưởng thành.
Do đó, những người đã có bệnh hen suyễn khi nhỏ cần luôn đi kiểm tra sức khỏe. Người cao tuổi nên dùng cẩn thận bởi vì bệnh suyễn có thể dẫn đến bệnh nghẽn phổi mãn tính.
4. Không được sử dụng thuốc steroid
Các bác sĩ kê đơn thuốc có chứa steroids để giúp mở rộng, chữa viêm teo lại của các phế quản. Tuy nhiên, steroid được biết đến với tác dụng phụ như cao huyết áp, tăng cân, loãng xương và loét dạ dày và vì thế nhiều người coi đây là độc chất.
Tuy nhiên, ở dạng hít và chỉ có tác dụng với các phế quản thì chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng về tác dụng phụ của nó.
5. Hen suyễn là một bệnh nghiêm trọng
Nhiều người có thể coi nhẹ sự nghiêm trọng của hen suyễn nhưng sự thật đây là căn bệnh chết người. Các chuyên gia chia nó thành bốn giai đoạn và ở mức độ 4 có thể gây tử vong thứ tư có thể gây ra tử vong. Những người mắc bệnh hen suyễn không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan căn bệnh rất nhạy cảm này.
Theo DanTri
(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, từ cuối tháng 11, đầu tháng 12/2010, tại địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn) xuất hiện người nhiễm virut cúm tuýp B - một tuýp bệnh gây dịch lan rộng và dịch khu vực. Tổng số mắc tính đến nay là 148 người.
LTS: Gần đây NLĐO đã nhận được khá nhiều email của bạn đọc nêu thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết (SXH). Bài viết dưới đây của ThS-BS Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, sẽ cung cấp nhiều thông tin giúp bạn đọc biết cách phòng tránh và điều trị bệnh này, nhất là đối với trẻ em.
Tin từ Học viện Quân y cho biết, đơn vị này vừa triển khai thành công mô hình nghiên cứu ghép khối ung thư người trên dòng chuột đột biến gen, thiếu hụt miễn dịch.
Do áp lực công việc, nhiều cha mẹ giao phó việc chăm sóc, dạy dỗ con cái cho người giúp việc. Song họ không ý thức rằng khi trẻ được “giao khoán” cho người giúp việc có thể tăng nguy cơ tự kỷ lên bảy lần.
Các chuyên gia cho rằng việc ngâm chân sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
(HBĐT) - Ngày 14/12, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện trong CNVC-LĐ năm 2010.