Bà Lê Minh Hà đại diện Vụ Giáo dục Mầm non cho biết, hơn 93% số trẻ mầm non ở Nam Trung Bộ tạo được thói quen rửa tay thường xuyên.

 

Ngày 16/12, tại hội nghị tổng kết chương trình “Tuyên truyền giáo dục vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non” năm 2010 khu vực Nam Trung Bộ, bà Hà cho hay, đây là kết quả đạt được của chương trình sau một năm thực hiện chương trình tại năm tỉnh trong khu vực.

Hội nghị do Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa tổ chức ở thành phố Nha Trang.

Trong năm 2010, Vụ Giáo dục Mầm non đã triển khai chương trình “Tuyên truyền giáo dục vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non” ở năm tỉnh là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với 70 trường mẫu giáo tham gia.

Kết quả hơn 17.300 trẻ được chăm sóc giáo dục đạt tỷ lệ hơn 95%; hơn 17.100 bậc phụ huynh được tuyên truyền, hướng dẫn làm theo chương trình, đạt tỷ lệ hơn 94%; mở rộng mô hình chương trình ra 1.220 trường học với gần 300.000 trẻ được chăm sóc...

Chương trình trên của Vụ Giáo dục Mầm non nhằm cải thiện sức khỏe trẻ vùng khó khăn thông qua giáo dục, nâng cao kiến thức, thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay với xà phòng, vệ sinh môi trường, giảm tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh như tiêu chảy, mắt hột, giun sán…

Nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cung cấp tài liệu, mua sắm trang bị cho các trường đã được Chương trình hỗ trợ với kinh phí khoảng 1,15 tỷ đồng.

Trong năm 2011, Vụ Giáo dục Mầm non sẽ tiếp tục triển khai Chương trình ở năm tỉnh là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam.


 

                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục