Mới tốt nghiệp ngành Dược Đại học Y dược TPHCM, Hoài (quê Quảng Ngãi) nộp đơn xin việc tại một công ty dược phẩm. Sau hơn 5 năm ăn học, Hoài nói chắc nịch: “Về làm cho bệnh viện thì biết khi nào mà lấy lại vốn”. Giống như Hoài, hầu hết các bác sĩ ra trường cũng bám trụ lại TP chứ không chịu về công tác nông thôn, miền núi. Thậm chí nhiều bác sĩ có tay nghề cao, lâu năm cũng đang đua nhau đầu quân cho các bệnh viện tư nhân…

 

Ngoài tâm sự: “Ba mẹ cũng muốn em về quê xin vô bệnh viện làm nhưng đâu phải dễ. Không có tiền lót tay hoặc không có… ô dù thì đừng có nằm mơ! Trong khi xin vô công ty dược làm trình dược viên mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng. Gấp bộn làm nhà nước”. Không phải Hoài mà nhiều dược sĩ ra trường hiện nay đều mong muốn về đầu quân cho các công ty dược phẩm, với chuyên môn cụ thể là trình dược viên. Nhiệm vụ chính là tiếp cận giới bác sĩ để tiếp thị thuốc cũng như giới thiệu thuốc đến các cửa hàng bán lẻ.

Trong khi đó, ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở TPHCM cho thấy, tại các khoa dược rất hiếm dược sĩ có bằng đại học, ngoại trừ dược sĩ phụ trách khoa. Lãnh đạo một bệnh viện cho biết, gần như khoa dược chủ yếu là dược sĩ trung cấp. Đau xót hơn là bệnh viện rất cần các dược sĩ đa khoa, dược sĩ lâm sàng thì “bói” không ra. Đó là chưa kể các tuyến bệnh viện quận huyện càng khốn đốn hơn.

Theo đánh giá của một cán bộ Hội Dược học TPHCM, gần 90% dược sĩ đại học ra trường trong 3 năm gần đây đều có nguyện vọng làm trình dược viên và thực tế hơn 70% trong số đó đã là trình dược viên thực thụ. Do đó, chỉ tiêu 1 dược sĩ/15 giường bệnh theo quy định của Bộ Y tế, đến nay vẫn chỉ là ước mơ. Chẳng hạn năm học 2005 - 2006 tại Khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TPHCM, trong 180 sinh viên ra trường có đến 70% ở lại TP làm trình dược viên. Trong năm 2009, có khoảng 500 sinh viên ngành dược ra trường, tuy nhiên chỉ một số ít được tuyển dụng về các xí nghiệp, bệnh viện và tuyến tỉnh, huyện.

Bác sĩ bỏ tỉnh lên phố

Mặc dù là bác sĩ chuyên khoa 2 có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại BV Đa khoa tỉnh Long An nhưng bác sĩ Trần Trường S. vẫn một mực xin nghỉ việc để “chạy” nhập hộ khẩu TPHCM và xin vào làm ở một bệnh viện của TP. Theo bác sĩ S., bao năm làm bác sĩ tỉnh lẻ mà cuộc sống chẳng khấm khá gì nên anh muốn làm cuộc “cách mạng” để đổi đời. Thực tế đó đang trở thành phong trào khi nhiều bệnh viện lớn tại TPHCM cho biết liên tục tiếp nhận đơn xin việc của các bác sĩ ở tỉnh về. Ngược lại, các bác sĩ tay nghề giỏi của những bệnh viện ở TP lại đua nhau đầu quân cho các bệnh viện tư nhân. Điển hình như từ đầu năm đến nay, bệnh viện N., bệnh viện G. ngậm ngùi chứng kiến 3 - 4 bác sĩ giỏi về làm cho bệnh viện quốc tế F.

Lãnh đạo một bệnh viện ngậm ngùi: “Cứ sau một khóa đào tạo ở nước ngoài về, y như rằng bác sĩ đó xin chuyển ra làm bệnh viện tư”. Hiện nay, phần lớn bác sĩ ra trường có hộ khẩu tỉnh cũng tìm mọi cách để bám trụ lại TP. Anh Phạm Quốc T., sinh viên năm 4 Trường Đại học Y Dược TPHCM nói: “Tôi muốn ở lại TP để nâng cao tay nghề, có thêm thu nhập chứ về huyện hay xã phường thì mãi mãi vẫn là anh bác sĩ… làng”.

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ năm 2001 - 2006, tăng bình quân từ 4,1 lên 6,2 bác sĩ/10.000 dân, nhưng các tỉnh vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này lại rất thấp, như Đồng Tháp chỉ đạt 4,2 bác sĩ/10.000 dân; Lai Châu 3,3 bác sĩ/10.000 dân… Chưa hết, ngay cả điều dưỡng cũng là vấn đề nhức nhối. Đối với khu vực bệnh viện, tỷ lệ điều dưỡng/1 bác sĩ cần phải đạt là 2,5 - 3,5, nhưng hiện mới đạt 1,7/1 bác sĩ, và càng ở bệnh viện tuyến trên, tỷ lệ này càng thấp.

Thạc sĩ điều dưỡng Đặng Trần Ngọc Thanh, giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: “Tâm lý chán nản là tình trạng phản ứng với những áp lực trong công việc ở nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng”. Nghiên cứu gần đây cho thấy, 1/3 điều dưỡng làm việc tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) chán nản nghề nghiệp ở mức độ cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ điều dưỡng của một quốc gia ít nhất là 2 điều dưỡng/1.000 dân. Nếu xét theo tỷ lệ này, riêng TPHCM đang thiếu hơn 6.000 điều dưỡng.

Bất cập đào tạo, đãi ngộ

Điều dễ hiểu trong nghịch lý nhân lực y dược đó là công tác đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chính sách đãi ngộ chưa thích hợp. Đáng nói hơn, vấn đề xã hội hóa trong đào tạo nhân lực y dược vẫn quá bó hẹp. Thực tế cho thấy, không ít tư nhân sẵn sàng đứng ra thành lập trường đào tạo nhân lực y dược, kể cả đại học và liên kết quốc tế nhưng còn vướng quá nhiều cơ chế. Về nhân lực điều dưỡng, GS Đỗ Đình Hồ, nguyên Trưởng khoa Điều dưỡng Trường ĐH Y Dược TPHCM, cho rằng ngành điều dưỡng Việt Nam dù đang được Nhà nước quan tâm nhưng vẫn đi sau với khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Đáng ngại hơn là lâu nay, chính sách đãi ngộ y bác sĩ về vùng sâu, vùng xa vẫn chưa như mong đợi. Nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo tình trạng “trắng” bác sĩ, dược sĩ ở các xã, phường từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có chính sách cải thiện. Chẳng hạn, theo Bộ Y tế, thời điểm này, Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ/10.000 dân, 52% dược sĩ tập trung tại hai TP lớn là TPHCM và Hà Nội. Kết quả thống kê tại 245 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế, với gần 52.000 giường bệnh, chỉ có gần 470 dược sĩ. Điều này tương đương chỉ 0,009 dược sĩ/giường bệnh, trong khi tỷ lệ theo quy định là 1/15. Vậy mà tại nhiều địa phương thiếu dược sĩ vẫn chưa có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút.

 

                                                                                 Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục