Vườn cây thuốc nam tại Trạm y tế xã Hưng Thi được sử dụng hợp lý trong điều trị bệnh thông thường

Vườn cây thuốc nam tại Trạm y tế xã Hưng Thi được sử dụng hợp lý trong điều trị bệnh thông thường

(HBĐT) - Bằng những hành động cụ thể như Đảng uỷ – HĐND ra nghị quyết về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại xã vùng sâu Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã được nâng cao. Tháng 9/2010, xã được UBND tỉnh công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã (giai đoạn 2001 – 2010).

 

Thành tích đó nhờ nỗ lực không chỉ riêng y tế cơ sở mà của cấp uỷ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong xã. Anh Trịnh Văn Minh – Trưởng TYT xã cho biết: Những năm qua, công tác xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được đẩy mạnh ở địa bàn. Ban chỉ đạo CSSK ban đầu của xã thường xuyên củng cố, kiện toàn, có kế hoạch phân công cho từng thành viên tổ chức giao ban, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời đưa ra định hướng, giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Các tổ chức CT – XH như hội phụ nữ, hội nông dân, ban dân số xã đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng kế hoạch riêng thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại địa bàn như vệ sinh môi trường, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Xác định cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo khám - chữa bệnh được tốt, đồng thời tạo sự tin tưởng cho nhân dân, xã đã dành kinh phí 450 triệu đồng sửa chữa và nâng cấp nhà trạm với đầy đủ các phòng theo chuẩn, khối nhà phụ trợ, sân, tường bao sạch sẽ và thoáng mát. Trang thiết bị  được xã đầu tư và tranh thủ hỗ trợ từ các dự án y tế đã cơ bản đủ về y, dụng cụ, máy móc phục vụ khám chữa bệnh ban đầu.

 

Cùng với đó, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được triển khai hiệu quả. 100% cán bộ y tế được tham gia các lớp đào tạo về kỹ năng truyền thông. Ngoài phòng truyền thông riêng bố trí tại trạm, cán bộ trạm còn thường xuyên xuống thôn bản tuyên truyền kết hợp thăm các hộ gia đình mỗi tuần/lần, phối hợp truyền thông qua loa, đài xóm mỗi tuần/lần. Nhận thức của nhân dân trong xã đã nâng lên đáng kể. Nếu năm 2007, tỷ lệ hộ gia đình có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em, phòng - chống dịch bệnh, tai nạn thương tích và một số bệnh nguy hiểm khác chỉ đạt 40% thì hiện nay, tỷ lệ này đã tăng lên xấp xỉ 80%.

 

Từng là xã trọng điểm về sốt rét lại có ổ dịch cũ tê tê, say say, Hưng Thi đã có nhiều cố gắng trong khống chế, đẩy lùi dịch bệnh. Trưởng TYT xã trực tiếp phụ trách công tác phòng - chống dịch, có nhiệm vụ quản lý, giám sát, báo cáo kịp thời về BCĐ xã và Trung tâm YTDP huyện. Trạm y tế lập kế hoạch tháng, quý, năm phân công cụ thể cho từng cán bộ tổ chức giám sát, báo cáo kịp thời, định kỳ hàng tuần về BCĐ. Do vậy, từ năm 2005 đến nay, địa bàn không xảy ra vụ dịch nào. Trạm phối hợp với MTTQ phát động thi đua và triển khai ký cam kết hộ gia đình văn hoá, sức khoẻ, làm tốt vệ sinh môi trường nông thôn. Từ chỗ, các chỉ số vệ sinh môi trường đạt thấp (từ 18 - 51%), đến nay, xã đã có 95% hộ gia đình sử dụng nước sạch, 70% hộ có hố xí hợp vệ sinh, 73% hộ có xử lý rác thải, 70% hộ có xử lý phân gia súc.

 

Với trình độ cán bộ y tế đang được nâng lên, trong đó có 1 bác sĩ đa khoa, 3 cán bộ đã qua đào tạo chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS, TYT xã đã duy trì chế độ trực 24/24, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Trong điều trị luôn lấy phương châm thuốc tại chỗ là chủ yếu giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho bệnh nhân. Người cao tuổi, hộ chính sách được quan tâm theo dõi sức khoẻ. Năm 2010, tỷ lệ khám, chữa bệnh của xã đạt 1,2 lượt người/năm. 100% trẻ em dưới 60 tháng tuổi được uống thuốc giun và vitamin A theo định kỳ, 100% trẻ em dưới 2 tuổi được cân, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, 100% trẻ em dưới 1 tuổi được quản lý và tiêm chủng đầy đủ, không để xảy ra tai biến.

 

TYT còn tích cực phối hợp với các ban, ngành, tăng cường tuyên truyền, tư vấn, cung cấp dịch vụ CSSKSS, duy trì mô hình điểm về nhóm hỗ trợ làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. CLB làm mẹ an toàn hoạt động có hiệu quả, dự án phòng ngừa phổ cập đem lại kết quả cao. Tỷ lệ phụ nữ khám thai 3 lần, đúng lịch tăng từ 55% (năm 2005) tăng lên 86% (năm 2010), 100% phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván. Từ chỗ năm 2005 có tới 25 trường hợp sản phụ đẻ tại nhà, đến nay 100% phụ nữ tại cơ sở y tế, 100% phụ nữ đẻ được chăm sóc sau đẻ.

 

 

 

                                                                              Bùi Minh  

 

 

Các tin khác

Hội Phụ nữ huyện Yên Thủy tư vấn CSSKSS/KHHGĐ cho chị em phụ nữ xã Ngọc Lương
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gia vị lẩu không đăng ký chất lượng vẫn lén lút lưu hành Trước thông tin gia vị lẩu Tứ Xuyên có chứa chất gây ung thư: Phản ứng nhanh của ngành

Liên tiếp trong những số báo 203, 204 báo Sức khỏe & Đời sống đã chuyển tải tới bạn đọc những thông tin liên quan đến loại gia vị thực phẩm - sa tế Tứ Xuyên có chất gây ung thư (báo chí Trung Quốc đăng tải). Với trách nhiệm xã hội cao, ngay lập tức ngành y tế đã vào cuộc, tiến hành thanh kiểm tra, lấu mẫu và xét nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của các loại gia vị lẩu. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng, Cục ATVSTP khuyến cáo: người tiêu dùng tuyệt đối không được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các loại gia vị lẩu không rõ nguồn gốc, không có nhãn phụ tiếng Việt.

Top 5 sự kiện y học thế giới 2010

So với năm 2009, các sự kiện y học tiêu biểu năm nay không thực sự đột phá nhưng lại có tính ứng dụng cao, giúp phát hiện, điều trị và hạn chế được nhiều bệnh tật khó. Dưới đây là 5 sự kiện y học thế giới được tạp chí Time bình chọn.

Thận trọng khi dùng chất giữ ẩm da

Chất giữ ẩm da thu hút mạnh người tiêu dùng trong tiết trời khô lạnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng, cần phải biết rõ thành phần, cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không phải sản phẩm nào cũng vô hại và không phải ai cũng có thể xài.

Còn nhiều khó khăn

Trong tuần qua, thông tin liên tiếp về hai bé sơ sinh sinh non nặng chưa đến 0,5kg và 0,7kg được Bệnh viện Phụ sản TƯ, Bệnh viện Bạch Mai nuôi sống thành công là niềm vui không chỉ với tập thể cán bộ ngành y mà với toàn xã hội.

Tiện nhưng chưa lợi

Mấy ngày gần đây, thông tin những gói gia vị lẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ có chứa chất ung thư như thêm một lời chuông cảnh tỉnh về chất lượng an toàn vệ sinh của các loại thực phẩm ăn nhanh (TPĂN - còn được gọi là fast food) ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng TPĂN đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình trong khi chất lượng của những sản phẩm này chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Chớ coi thường bệnh cúm

(HBĐT) - “Người nhiễm vi rút cúm thông thường cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời” – Ông Mai Văn Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cảnh báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục