Chất giữ ẩm da thu hút mạnh người tiêu dùng trong tiết trời khô lạnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng, cần phải biết rõ thành phần, cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không phải sản phẩm nào cũng vô hại và không phải ai cũng có thể xài.

 

Có thể chia các bệnh da do thời tiết gây ra thành những nhóm sau: bệnh da do dị ứng với thời tiết (mề đay…); bệnh da có diễn biến nặng thêm do thời tiết lạnh (da khô, vảy cá, viêm da tiết bã, chàm…); các biểu hiện da có cơ chế bệnh liên quan đến sự co mạch khi gặp lạnh (cước, hội chứng Raynaud...) Các vùng da bị ảnh hưởng của không khí lạnh là những vùng phơi bày như: mặt, môi, vành tai, bàn tay, bàn chân. Khi đó da sẽ trở nên khô ráp, tróc vảy, có thể ửng hồng hoặc khô sạm. Ngứa cũng có thể xảy ra với mức độ ít, nhiều tuỳ người.

 

Vai trò của chất giữ ẩm

 

Chất giữ ẩm là những chất giúp da duy trì độ ẩm, chúng không phải là những chất thêm nước vào da, mà là các chất giúp da ngăn ngừa hoặc làm giảm đi sự bay hơi nước bằng cách này hoặc cách khác. Trên da chúng ta cũng có những yếu tố làm ẩm tự nhiên, có thể là các chất béo hoặc các chất có chứa nitơ hoặc các thành phần điện giải. Tuy nhiên khi bị một số tác nhân như: bệnh da (chàm, vảy nến, da lão hoá…), một số bệnh lý tổng quát (suy giáp hoặc do tác động của môi trường: máy lạnh, thời tiết, gió…), sau dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc isotretinoin trị mụn…), sử dụng nhiều chất tẩy rửa, ảnh hưởng của yếu tố di truyền… các chất giữ ẩm đó sẽ bị phá huỷ, lớp sừng của da không còn đảm bảo chức năng của một hàng rào bảo vệ nữa, sự giữ nước trên da bị giảm và da sẽ mất nước. Lúc này cần phải cầu viện đến các các chất giữ ẩm.

 

Người ta chia chất giữ ẩm làm nhiều loại, theo cách thức mà chúng thực hiện cho da như chất làm mềm (emollients, cung cấp một lớp dầu trên bề mặt da, hút nước, trữ nước vào lớp sừng và khoá lại), chất làm ẩm (humectants, thực hiện hút ẩm từ môi trường và thúc đẩy sự giữ nước qua công thức hoá học chứa gốc OH, rất ái nước), chất che bít (occludents, giới hạn bốc hơi nước trên da bằng cách tạo một lớp “phim” cân bằng trên da).

 

Không tuỳ tiện dùng chung

 

Sẽ tuỳ vào mục đích sử dụng, vị trí dùng, mức độ khô da nhiều ít, tuổi tác và các bệnh da đang có... Những chất giữ ẩm có thể dùng đơn độc một mình hoặc đã được cho kết hợp trong thành phần của các sản phẩm chăm sóc da, tóc như kem phấn trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt, sữa tắm, son môi, dầu gội... Chúng cũng được trình bày với nhiều hình thái như dạng sữa, dạng kem, dạng sáp... Kem giữ ẩm sẽ được thoa trên vùng da sạch, sau khi tắm hoặc lúc có nhu cầu. Không chỉ dùng cho vùng da bệnh mà các vị trí da lành cần giữ ẩm cũng nên được chăm sóc. Bạn cũng nên nhớ thoa chúng cho các vị trí có thể bị lãng quên như môi, vành tai. Trẻ em cần được dùng kem giữ ẩm riêng.

 

Kem giữ ẩm tốt sẽ là những chất chứa thành phần giống với lipít của da nhằm giúp chỉnh sửa hàng rào bảo vệ da, phải được hấp thu tốt qua lớp sừng và lưu giữ được lâu, ít bị tẩy trôi bởi nước. Ngoài ra, chúng còn phải được giới hạn các nguy cơ gây dị ứng cho da (dành cho các cơ địa có làn da nhạy cảm), giảm nguy cơ sinh nhân trứng cá để không gây mụn hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn đang có sẵn... Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng cùng một loại kem dưỡng da với người khác, như thói quen nhiều thành viên trong gia đình hay làm hoặc mượn của bạn bè, đồng nghiệp sử dụng trong những trường hợp đột xuất. Tốt hơn hết, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ về những điều đã nói trên và nếu có điều kiện thì nên liên hệ với các bác sĩ da để được tham vấn đầy đủ.

 

 

 

                                                                 BS Võ Thị Bạch Sương

                                                                 Theo Sài Gòn tiếp thị

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh nhân mắc cúm được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Cân nhắc khi áp dụng chế độ giảm cân

BS Jean-Michel Lecerf, phụ trách khoa Dinh dưỡng, Viện Pasteur de Lille (Pháp), mới đây công bố một nghiên cứu do ông đứng đầu cho hay: 95% những người đã thực hiện chế độ kiêng khem để giảm cân đều tăng cân trở lại.

Uống thuốc trị suy giáp trước lúc ngủ sẽ hiệu quả hơn

Nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Maasstad Hospital Rotterdam, Hà Lan, đăng tải trên tạp chí y khoa danh tiếng Arch Intern Med, cho biết uống levothyroxine - một hóc môn điều trị suy tuyến giáp rất hiêu quả, trước lúc ngủ giúp cải thiện mức hóc-môn giáp hơn so với khi uống vào sáng sớm

Thành lập Viện Chấn thương chỉnh hình

Ngày 24-12, Viện Chấn thương chỉnh hình trực thuộc Bệnh viện Việt Ðức chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập bốn khoa: chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật tạo hình hàm mặt, phục hồi chức năng.

Toàn tỉnh 98,75% trẻ từ 1 – 5 tuổi được tiêm vắcxin sởi bổ sung

(HBĐT) - Chiến dịch tiêm vắcxin sởi bổ sung cho trẻ từ 1- 5 tuổi trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng 11- 12/2010 được tổ chức thành 4 đợt, trong đó có 3 đợt tiêm chính, đợt tiêm vét của chiến dịch hoàn thành trong tháng 12.

Áp lạnh diệt khối u

Bằng dụng cụ chuyên biệt, các bác sĩ sẽ buộc những khối u đông thành đá và chết... vì lạnh, sau đó tự tiêu hủy. Kỹ thuật áp lạnh này đã giúp bệnh nhân ung thư thêm cơ hội điều trị

Tiêu hủy ngay sa tế, gia vị lẩu không nguồn gốc

Ngày 23-12, trước những thông tin về việc xuất hiện một số loại sa tế, gia vị lẩu Trung Quốc nguy hại cho sức khỏe người sử dụng, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có thông báo với Sở Y tế và cơ quan chức năng các tỉnh thành phố yêu cầu, lập đoàn kiểm tra, tịch thu và tiêu hủy ngay đối với các loại sa tế, gia vị lẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác mà không cần làm kiểm nghiệm và chờ có kết quả kiểm nghiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục