Hàng tấn mứt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ... tại một kho hàng ở quận 5 – TPHCM bị lực lượng QLTT TP phát hiện, xử lý vào ngày 24-1.

Hàng tấn mứt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ... tại một kho hàng ở quận 5 – TPHCM bị lực lượng QLTT TP phát hiện, xử lý vào ngày 24-1.

Hàng loạt vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện, xử phạt trong nhiều ngày qua đã dấy lên nỗi lo về những ẩn họa từ nguồn thực phẩm phục vụ Tết đối với sức khỏe người tiêu dùng

 
Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế, Tết Nguyên đán hằng năm là dịp tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo... tăng đột biến so với ngày thường.
 
Vì thế, rất nhiều loại thực phẩm được chế biến từ các cơ sở, cá nhân, hộ gia đình không đăng ký kinh doanh; cùng đó là một lượng lớn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc hàng lậu có pha chất bảo quản, phụ gia độc hại... được tuồn vào nước ta, gây nên nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao.
 
Gần 50% cơ sở vi phạm
 
Ngày 25-1, Đội 5B - Chi cục QLTT TPHCM tạm giữ hơn 4,6 tấn thực phẩm khô không bảo đảm chất lượng được phát hiện trước đó một ngày tại kho chứa hàng trên đường Triệu Quang Phục, phường 10, quận 5.
 
Lô hàng này gồm mứt khoai, táo khô, la hán quả được chứa trong bao ni-lông, không có hóa đơn chứng từ, không ghi hạn sử dụng. Riêng loại mứt khoai lang có bao bì ghi toàn chữ Trung Quốc.
 
Trước đó, ngày 19-1, Đội 5A - Chi cục QLTT TP cùng Công an quận 6 kiểm tra một sạp tại khu nhà lồng trên đường Trần Bình (bên hông chợ Bình Tây) và phát hiện sạp này bày bán bánh kẹo, đường hóa học, bột ngọt do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ; trong đó có hơn 100 kg bánh kẹo các loại đã quá “đát”, hơn 1 tấn bột ngọt không ghi hạn sử dụng.
 
Tiếp tục, kiểm tra nơi chứa hàng số 45F Lý Chiêu Hoàng, cư xá Phú Lâm D, quận 6, lực lượng chức năng phát hiện 8,4 tấn thực phẩm chế biến có nguồn gốc từ Trung Quốc không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được chứa bằng bao bì dơ bẩn, nhiều bao bị mục nát đã bốc mùi hôi thối, các bao trái cây khô và sô-cô-la bị chảy nước, côn trùng bu đầy, lúc nhúc dòi...
 
Tuần qua, Chi cục QLTT TP còn phát hiện nhiều điểm kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. Cụ thể: Đội 1B thu giữ 4.832 hộp thực phẩm chức năng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và 192 hộp bánh, sữa, rong biển không có hóa đơn chứng từ; Đội Bình Tân thu giữ 371 hộp sữa bột hết hạn sử dụng; Đội Gò Vấp tạm giữ 678 hộp mứt các loại không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm..
 
 
Hàng tấn mứt không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ... tại một kho hàng
ở quận 5 – TPHCM bị lực lượng QLTT TP phát hiện, xử lý vào ngày 24-1. Ảnh: Tấn Thạnh


Cùng thời gian, theo chân đoàn kiểm tra ngành y tế TP thị sát các cơ sở làm mứt dọc cư xá Đường sắt (phường 1, quận 3), chúng tôi nhận thấy điều kiện vệ sinh nơi đây quá bẩn, ruồi nhặng bu đầy, thợ làm mứt ở trần khi làm việc, mồ hôi nhễ nhại.
 
Tại cơ sở mứt Trường Thọ (quận Bình Tân), mứt được làm cạnh nhà vệ sinh và ngâm trong các thùng hôi thối... Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động các cơ sở trên.
 

Để tăng thẩm quyền của các đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm Trung ương đã yêu cầu các đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức thành phần đủ quyền lực để xử phạt, thậm chí đình chỉ sản xuất ngay tại thời điểm kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm.

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Theo ông Nguyễn Minh Hùng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM, từ tháng 10-2010 đến nay, cơ quan chức năng TP đã kiểm tra 356 cơ sở chế biến thực phẩm, phát hiện 152 cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (gần 50%), đình chỉ hoạt động 25 cơ sở; xử phạt hơn 230 triệu đồng...
 
Kiểm soát không xuể
 
Thực trạng trên không chỉ “nóng” ở TPHCM mà còn tại nhiều đô thị trong cả nước. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều buổi làm việc nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, bộ thừa nhận kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm là rất khó. Ông Nguyễn Công Khẩn cho rằng với 9,3 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ của VN như hiện nay, việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm là rất “trần ai”.
 
Tại cuộc gặp gỡ nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ở TPHCM mới đây, nhiều đại diện doanh nghiệp cho rằng họ quá lúng túng, mơ hồ trong việc xây dựng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do các thủ tục, quy định hiện hành rối rắm và sự tắc trách của một số cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương... Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nhận thực tế này và cho biết đến tháng 7 năm nay, khi Luật An toàn Vệ sinh thực phẩm đi vào cuộc sống, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này sẽ bị “siết” chặt hơn.
 
Theo ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, TP đã có nhiều biện pháp nâng cao năng lực quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm. Điểm mới nhất là đã thành lập và đang vận hành Trung tâm Giám sát cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm và thực phẩm không an toàn. “Đối với cơ sở vi phạm, sở kiên quyết xử lý, tịch thu những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm” - ông Giang khẳng định.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ
 
 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục