Năm mới, bắt đầu bằng Tết cổ truyền đón xuân với những mâm cỗ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cùng lời chúc tốt đẹp dành cho người thân, bạn bè... Nhưng với bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) thì làm thế nào để đón Xuân cùng gia đình mà vẫn giữ đường huyết ở mức an toàn ? GS TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá đưa ra những lời khuyên bổ ích cho BN ĐTĐ và người thân được vui Tết mà không bị lo lắng đến sức khoẻ.

 

Bác L.T.V., một BN ĐTĐ gần 20 năm cho biết, mấy năm gần đây hầu như năm nào sau Tết Nguyên đán bác cũng phải nhập viện vì đường huyết cao quá. Dù đã cố gắng hết sức để giữ chế độ ăn cũng như tiêm insulin đúng giờ, nhưng chỉ sau vài ngày Tết, đường huyết của bác V. vẫn “nhảy vọt” lên. Cả năm, chỉ có dịp Tết thì gia đình bác mới tề tựu đông đủ con cháu nên bác rất mong. Vui thì vui vậy, nhưng bác Vinh luôn canh cánh trong lòng nỗi lo đường huyết...

Còn bác B. kể rằng năm ngoái mồng 3 Tết bác cũng phải nhập viện vì đường huyết trong mấy ngày Tết không kiểm soát được. “Cũng chỉ vì thèm quá nên tôi ăn bánh chưng và xôi mà nên nỗi. Đúng là cả nhà mất vui”.

Chị T.M.H. lại lo cho bố bị hạ đường huyết mỗi khi Tết về. Chị H nhớ lại: “Năm ngoái, cả nhà lo sợ vì mồng 2 Tết bố em phải đi cấp cứu. Tết năm nay nếu bố ăn uống kiêng khem quá mà hạ đường huyết thì khổ'... Chị H. kể, bố chị được phát hiện mắc bệnh ĐTĐ hơn 10 năm nay, từ đó luôn giữ chế độ ăn kiêng được áp dụng từ ngày xưa. Ngày Tết, bố chị càng kiêng ăn vì cho rằng mấy món đó sẽ làm tăng đường huyết.

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp phải nhập viện sau Tết vì đường huyết không ổn định. Theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cứ sau Tết Nguyên đán thì Khoa nội tiết – ĐTĐ lại phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân tăng hơn so với những tháng khác trong năm và có nhiều bệnh nhân nặng. Theo TS. Trần Thị Thanh Hóa – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nội tiết Trung ương thì sở dĩ có tình trạng trên là do sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, bệnh nhân không giữ được mức đường huyết trong vùng an toàn nên phải nhập viện. Thường là BN trong tình trạng đường huyết cao quá, ít trường hợp bị hạ đường huyết. Bệnh nhân phải nhập viện thường là không giữ được chế độ ăn và luyện tập đều đặn trong mấy ngày Tết: giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn ; ăn nhiều bánh kẹo, của nếp (xôi, bánh chưng), uống nước có gas, dùng nhiều cà phê, chè, thuốc lá, rượu bia... hoặc tiêm insulin sai giờ hoặc quá liều, hoặc thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem quá...

Vậy làm thế nào để BN ĐTĐ vui tết như mọi người mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây các tai biến do căn bệnh của họ từ những cám dỗ của đồ ăn, nước uống và những sinh hoạt khác thường trong mấy ngày Tết ? Dưới đây PGS.TS. Tạ Văn Bình – Viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển hóa, sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bệnh nhân ĐTĐ và người thân, giúp cho BN ĐTĐ vẫn được vui Tết mà không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Chuẩn bị sức khỏe đón xuân:

Để đón Xuân vui vẻ mọi người đều phải chuẩn bị chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần. BN ĐTĐ còn thêm một nhiệm vụ là “chuẩn bị sức khỏe” cho tốt để đón Xuân. Những việc cần làm là:

- Kiểm tra lại toàn diện “tình trạng sức khỏe” của mình.

- Thảo luận với bác sĩ của mình về chế độ sinh hoạt, chế độ sử dụng thuốc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch, thời gian biểu, trong những ngày Tết để người thân của mình thông cảm, ủng hộ. Tránh thức quá khuya, dậy quá sớm, tránh tiệc tùng liên miên. Nếu buộc phải dự nhiều bữa tiệc, phải chủ động “thưởng thức đồ ăn, thức uống” và cân đối hàm lượng thức ăn.

- Thường xuyên kiểm tra mức đường máu, huyết áp, nhịp tim, nếu thấy có gì hơi bất thường phải liên hệ ngay với bác sĩ để có lời tư vấn sức khỏe phù hợp.

2. Chế độ ăn uống:

Dịp Tết đến – Xuân về, BN ĐTĐ không nên xem mình là “một ngoại lệ” trong các bữa cơm vui cùng gia đình, bè bạn. Nhưng cũng không nên quên rằng chế độ ăn, uống là một trong các biện pháp điều trị bệnh - cùng với việc tăng hoạt động thể lực và dùng thuốc. Do đó ngoài việc vẫn giữ chế độ luyện tập và thuốc như ngày thường, người bệnh có kế hoạch chủ động phân chia bữa ăn. Thí dụ người ta có thể ăn làm nhiều bữa trong ngày; cũng có thể uống rượu - nhưng chỉ là một hai ly nhỏ sau khi đã ăn, cần tránh các đồ uống có gas...

3. Tủ thuốc của BN ĐTĐ:

Để tránh tình trạng hết thuốc trong dịp Tết, người bệnh cần mua một ít thuốc dự trữ thuốc cho mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người; nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem nên chuẩn bị những gì trong “tủ thuốc của mình”.

4. Du xuân lễ hội:

Dịp Tết cũng là cơ hội để mọi người du xuân, dự các lễ hội. Vì thế phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, dự kiến chương trình mà mình định tham gia cụ thể… để có kế hoạch, có mức độ hoạt động cho phù hợp. Thí dụ người bệnh đái tháo đường chưa có biến chứng tim thì phải chuẩn bị khác với người đã có biến chứng thiếu máu cục bộ cơ tim. Tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ theo dõi sức khỏe của mình về lộ trình mà mình định tham gia; bác sĩ sẽ có lời khuyên chuẩn bị những gì cho phù hợp.

5. Sự quan tâm chăm sóc của người thân

Gia đình là tổ ấm của mỗi người. Người Việt nam có truyền thống tốt đẹp là rất quan tâm đến người thân bị đau ốm. Người bệnh sẽ rất cảm động nếu thấy mọi người quan tâm đến mình. Do đó, để chuẩn bị đón Xuân mới, người thân nên chủ động: đưa người thân đi khám bệnh kiểm tra sức khỏe; gặp thầy thuốc để được tư vấn về chế độ điều trị ; cần lưu ý việc nên mua thức ăn gì, chế biến ra sao cho vừa ngon miệng, vừa đáp ứng được các yêu cầu về dinh dưỡng. Ngày Tết không chỉ BN ĐTĐ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học mà điều này cần cho tất cả mọi người

 

                                                                                           Theo ND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ trạm thú y tiêm vắc xin LMLM cho đàn gia súc tại xã Bắc Phong (Cao Phong).

Cấp cứu phỏng tăng

Các chuyên gia về phỏng cùng chung nhận định là cứ vào dịp cận Tết, lượng bệnh nhân phỏng lại tăng cao, đặc biệt bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân cơ bản là do người lớn bất cẩn

Phòng ngừa bệnh rối loạn tiền liệt tuyến

Rối loạn tiền liệt tuyến (RLTLT) là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà nam giới gặp phảo. Ban đầu với triệu chứng không đáng kể, hơi khó chịu, đến nghiêm trọng và đau đớn. Có ba rối loạn có thể ảnh hưởng đến tiền liệt tuyến (TLT): Viêm, phì đại lành tính và ung thư (UT). Chúng thường không phải luôn luôn xảy ra những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của người đàn ông.

Làm sao điều trị cúm?

Bệnh cúm do nhiễm virut qua đường hô hấp. Có 3 týp virut cúm là A, B và C. Cúm týp A hay gặp nhất. Cúm týp B gây bệnh nhẹ hơn týp A, còn týp C thì nhẹ hơn nữa. Các dịch cúm thường do cúm týp A gây nên và xảy ra hằng năm.

Nỗ lực truyền thông CSSKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao

(HBĐT) - Nhận thức sâu sắc về tính chiến lược, tầm quan trọng của công tác DS/KHHGĐ đối với sự phát triển bền vững của cả tỉnh. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh đã tích cực vào cuộc thực hiện công tác DS/KHHGĐ.

Cấp cứu phỏng tăng

Các chuyên gia về phỏng cùng chung nhận định là cứ vào dịp cận Tết, lượng bệnh nhân phỏng lại tăng cao, đặc biệt bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân cơ bản là do người lớn bất cẩn

Thói quen vệ sinh cá nhân giúp phòng bệnh mùa đông

Để phòng ngừa các bệnh “từ trên trời rơi xuống” do nhiễm vi rút, vi khuẩn, bạn nên lưu ý 8 thói quen sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục