Tết đến với nhiều niềm vui khiến con người trở nên hưng phấn và dễ dãi hơn với bản thân, do đó dễ sa đà vào những cuộc vui chơi quá mức, đặc biệt chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, từ đó có thể dẫn đến một số bệnh, đặc biệt là bệnh gút (gout).

 

Trong ngày Tết có rất nhiều yếu tố tác động có thể gây khởi phát cơn gút cấp hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đầu tiên phải nói đến là chế độ ăn uống không hợp lý. Các bữa ăn ngày Tết thường có rất nhiều rượu bia : theo một nghiên cứu ở Việt Nam có tới 75% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên, trung bình từ 7-10 năm và khoảng 30% bệnh nhân uống nhiều hơn 2 loại rượu bia ; đồng thời trong các ngày Tết lượng rượu bia được sử dụng cao gấp nhiều lần ngày thường. Uống nhiều rượu bia sẽ gây tăng tổng hợp và giảm đào thải acid uric dẫn đến làm acid uric máu tăng và acid uric nước tiểu giảm. Uống rượu thậm chí còn làm tăng acid uric máu rõ rệt hơn chế độ ăn nhiều chất đạm, biểu hiện ở nhóm nghiện rượu nhiều, ăn đạm ít có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm nghiện rượu ít hơn nhưng ăn đạm nhiều hơn. Như vậy có thể giải thích hiện tượng ngày xưa cho rằng bệnh gút là bệnh của người giàu, người béo vì người giàu có chế độ ăn nhiều đạm thịt, nhưng chúng ta vẫn thấy nhiều người nghèo, người gầy bị gút do họ uống nhiều rượu.

Chế độ ăn ngày Tết giàu đạm thịt cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khởi phát cơn gút. Thực phẩm ngày Tết thường có các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, bò, thịt dê, thịt chó; phủ tạng động vật như lòng, tim, gan, thận, óc, lưỡi; hay hải sản, trứng gia cầm, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn... được xếp vào nhóm thức ăn nguy cơ cao vì chứa rất nhiều nhân purin là nguyên liệu tổng hợp nên acid uric. Một số loại rau củ như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng cũng được xếp vào nhóm nguy cơ cao cần tránh dùng cho bệnh nhân gút vì làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Nhóm thực phẩm giàu đạm xếp vào nhóm nguy cơ vừa bao gồm đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt; cá và các loại thủy sản như lươn, cua, ốc, ếch; các đạm có nguồn gốc thực vật như đậu hạt nói chung như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh. Có một điều thú vị là các chế phẩm từ đậu nành như như đậu phụ, sữa đầu nành…nhìn chung lại ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Chế độ sinh hoạt: ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố góp phần khởi phát cơn gút cấp. Ngày Tết là lúc con người ta dễ bỏ qua những nguyên tắc sinh hoạt điều độ ngày thường, thường hội họp, bài bạc dẫn đến thức khuya quá mức; ăn mặc phong phanh không giữ đủ ấm; dễ bị các tai nạn giao thông,¬ chấn thư¬ơng do uống rượu không kiểm soát được bản thân... Các yếu tố trên gọi chung là các Stress đều là những yếu tố thuận lợi phối hợp với chế độ ăn uống như đã nói ở trên dễ làm khởi phát cơn gút cấp.

Người mắc bệnh gút còn có thể mắc nhiều bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo như béo phì, tăng huyết áp, các rối loạn chuyển hoá khác như tăng đường máu, rối loạn lipid máu hoặc có tiền sử dùng thuốc như thuốc lợi tiểu trong điều trị điều trị tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận... Việc dùng corticoid, aspirin liều thấp kéo dài hay dùng các thuốc điều trị lao như pyrazynamide và ethambutol cũng làm tăng acid uric máu và góp phần làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Trong ngày Tết, thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động thể lực cũng như sự tuân thủ điều trị kém hơn ngày thường (do tâm lý vui chơi quá đà hay chủ quan cho rằng bỏ thuốc một vài ngày cũng không ảnh hưởng) dễ làm nặng thêm tình trạng bệnh kèm theo cũng là yếu tố dễ gây khởi phát cơn gút cấp hay làm nặng thêm bệnh gút.

Những điều người bệnh gút cần làm trong ngày Tết :

Kiêng tuyệt đối các thức ăn xếp vào nhóm nguy cơ cao như đã nói ở trên. Giảm bớt những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ vừa, không nên ăn quá 150g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày. Giảm các thực phẩm giàu chất béo nguồn gốc động vật như mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay; thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh. Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như rau xanh: rau muống, dưa leo, củ sắn, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, cà chua... Nên ăn gạo, hoa quả các loại giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sử dụng đạm để sinh năng lượng góp phần giảm sự hình thành acid uric.

Tuyệt đối không ăn, uống bất kỳ một dạng chất chứa cồn nào như rượu, bia, cái rượu. Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường; hạn chế các đồ uống có tính acid như nước cam, chanh vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận. Nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước khoáng kiềm giúp tăng đào thải acid uric.

Duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuyu dậy sớm, tránh lạnh, tránh mọi mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất, làm việc nhẹ nhàng. Trong ngày Tết vẫn cần các bài tập rèn luyện sức khoẻ như ngày thường.

 

                                                                                         Theo ND

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục