Qua công tác cấp cứu và điều trị của Khoa Tiêu hóa, BV Nhi đồng 2 TPHCM, cho thấy tỷ lệ trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp thường tăng cao trong những tháng cuối năm và nhất là thời điểm tết.

 

Tiêu chảy là đi tiêu có nhiều dịch và nước hơn 2 lần/ngày. Tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2 của trẻ em trên thế giới. Có các nguyên nhân gây tiêu chảy là do siêu vi (thường do Rotavirus), vi trùng (Shigella, E.Coli, Salmonella), độc tố (ngộ độc thực phẩm, hóa chất) và ký sinh trùng (lỵ Amib).

Trẻ bị tiêu chảy được điều trị tại BV Nhi Đồng 2 TPHCM. Ảnh: Tg LÂM

Biến chứng thường gặp ở tiêu chảy trẻ em là mất nước, rối loạn điện giải, suy thận cấp… Thời gian nằm viện trung bình từ 3-4 ngày nhưng 23% trường hợp phải nằm viện kéo dài trên 7 ngày. Nguyên tắc phòng ngừa là cho trẻ bú mẹ đủ ít nhất 6 tháng đầu đời, cho ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch, rửa tay cẩn thận trước khi ăn, xử lý phân hợp vệ sinh, chủng ngừa sởi và vaccine Rotavirus. Bệnh tiêu chảy là vấn đề sức khỏe quan trọng và gánh nặng cho xã hội.

Điều trị bệnh tiêu chảy chủ yếu ở nhà theo 3 nguyên tắc điều trị: cho trẻ uống nhiều nước để ngừa mất nước; cho trẻ ăn, bú nhiều bữa hơn để có sức mau lành bệnh; cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử trí kịp thời.

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chăm sóc trẻ bị bỏng tại BV Nhi đồng 1
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Suýt chết vì tắm nóng lạnh bằng gas

Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) ngày 28-1 cho biết, vừa tiếp nhận một bệnh nhân chuyển từ bệnh viện Bưu Điện đến với chẩn đoán ngộ độc khí gas.

Thức ăn “đốt” mỡ

Chanh, quýt, bưởi, cam, ổi, đu đủ, cà chua rất giàu vitamin C và các chất xơ. Đây chính là những loại trái cây rất tốt để “đốt” mỡ

Các bệnh viện chủ động đón Tết cùng người bệnh

Mỗi dịp Xuân về, Tết đến, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, hóa chất… nhằm đảm bảo công tác điều trị, để động viên các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện những ngày xuân, các bệnh viện đã có thêm những cành đào, cây quất và tổ những chương trình đón tết sớm cho người bệnh, thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân. Ghi nhận của phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống tại một số bệnh viện lớn…

Ngứa khi trời lạnh, vì sao?

Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.

Để người dân ăn tết mạnh khoẻ, an vui

(HBĐT) - Không quản ngại đường sá đi lại khó khăn, vất vả, vượt lên những khó khăn về nhân lực, vật lực và yếu tố diễn biến thời tiết bất lợi dễ bùng phát dịch, bệnh, những người làm công tác y tế dự phòng trong tỉnh đang bền lòng đeo đuổi “mục tiêu” chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ nhân dân.

Nhiều người chưa hiểu làm thế nào để có một đơn vị máu an toàn

Trước những ý kiến thắc mắc về việc sử dụng nguồn máu nhân đạo hiện nay còn chưa công bằng, ThS. Nguyễn Thị Thanh, GĐ TT Huyết học và Truyền máu, BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã có những chia sẻ rất thẳng thắn

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục