Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”. Nguyên nhân do khí trời, do nóng ẩm, thường phát sinh vào lúc giao mùa.

Triệu chứng lâm sàng: Trẻ bị sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn. Trẻ sốt từ 1 - 3 ngày, nhiệt độ dao động từ 39-3905. Đến ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba thấy đau ở góc hàm, sưng, cứng, da hơi đỏ và bóng. Đến lúc này đã biết chắc chắn là trẻ bị quai bị. Ở nhà trẻ vì có đông các cháu, khi phát hiện có quai bị, các cô giáo cần thông báo ngay cho phụ huynh và kịp thời cách ly những cháu đã bị bệnh vì bệnh này dễ lây qua đường hô hấp, phòng bệnh và điều trị cần được khẩn trương tiến hành.

Để điều trị và ngăn ngừa biến chứng, Đông y có những phương thuốc hữu hiệu như sau:

Bài 1: Quả ké 30g (sao vàng, tán mịn), quả vải 40g (sao vàng, tán mịn), mỡ lợn (lượng vừa đủ). Hai thứ bột trên cùng mỡ lợn trộn đều để thành hỗn hợp vừa dẻo vừa dính. Dùng thuốc đó bôi vào chỗ quai bị, lấy miếng giấy bản dán lên trên. Ngày thay thuốc 2 lần, tối 1 lần.

Công dụng: Tiêu viêm, tán huyết, giảm đau, hóa thấp.

Bài 2: Lá bồ công anh, lá đinh lăng mỗi thứ 24g, hai thứ  đem rửa sạch giã mịn. Bạch chỉ bắc 10g (tán ra bột mịn). Các thứ trên trộn đều  rồi đắp vào chỗ quai bị, dùng băng dính cố định lại. Ngày thay thuốc 2 lần, tối đắp 1 lần.

Công dụng: Chống viêm, tiêu viêm, tán huyết, thông mạch.

Khi gặp bệnh này, trong dân gian cũng có những bài thuốc điều trị rất hay, xin được giới thiệu dưới đây:

- Con rết phơi khô, sao giòn, tán bột. Dùng bột này trộn với dầu vừng rồi bôi vào nơi bị quai bị. Lấy miếng giấy bản dán lên trên.

- Lá vòi voi, lá gấc. Hai thứ giã nhỏ mịn, đắp tại chỗ, dùng băng dính cố định lại. Ngày thay thuốc 2 lần, tối 1 lần.

- Mẫu lệ chế (tán bột) 30g, mo nang đốt tồn tính (tán bột) 30g. Lấy một lượng mật ong vừa đủ, trộn hai thứ bột trên thành một hỗn hợp như hồ dẻo, dùng đắp vào chỗ quai bị, dùng miếng giấy bản dán lên trên. Ngày thay thuốc 2 lần, tối 1 lần.

Cây vòi voi.

Đối với quai bị biến chứng: Tinh hoàn sưng to đau nhức, cơ thể mệt mỏi, da xanh. (Những trường hợp như thế là đã bị viêm tinh hoàn, nếu nặng sẽ dẫn đến vô sinh về sau này). Cần điều trị tích cực bằng những phương thuốc sau:

- Bạch truật 10g, hạt vải 30g, bạch linh 6g, thổ linh 10g, xa tiền 10g, đỗ trọng 5g, trần bì 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Quả ké (sao vàng) 10g, nam tục đoạn 10g, lệ chi hạch 10g, vỏ cây gạo 10g, sài hồ 8g, thanh bì 8g, xa tiền 8g, hoài sơn 8g, liên nhục 8g. Sắc uống ngày 1 thang.   

                                                                             Theo Báo SKĐS 

Các tin khác

Cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh.
Thai phụ nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lưu ý cho người bị viêm khớp

Y học chứng minh, ở môi trường lạnh, thân nhiệt của người mắc bệnh viêm khớp thấp hơn so với người mạnh khỏe. Trong khi đó, thân nhiệt lại tăng chậm hơn khi nhiệt độ môi trường tăng lên.

Bệnh viện đa khoa Phú Yên cứu sống người bị thủng tim

Nạn nhân là Nguyễn Công Thức, 22 tuổi, ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật điện miền Trung. Đây là lần đầu tiên bệnh viện phẫu thuật thành công ca bệnh phức tạp này.

Nói không với thực phẩm “mù” nguồn gốc

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, số ca ngộ độc thực phẩm đơn lẻ tăng rất mạnh, với hơn 10.000 vụ xảy ra trong cả nước, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Cao Phong: Cơ bản khống chế dịch lở mồm long móng

(HBĐT) - Sau 1 tháng bùng phát dịch lở mồm long móng ở trâu, bò tại các xã Tây Phong, Yên Lập, Yên Thượng, Nam Phong, xóm Cạn (xã Xuân Phong), xóm Cáp (xã Bình Thanh), xóm Bưng (xã Thu Phong) và thị trấn Cao Phong, toàn huyện Cao Phong đã có 496 con trâu, bò nhiễm bệnh.

Toàn tỉnh có 79 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế

(HBĐT) - Triển khai Đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2005 – 2010, toàn tỉnh hiện có 79 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 37,6%.

Cùng bệnh viện chống nhiễm khuẩn

Dù thùng rác rất nhiều và được đặt ở những nơi dễ thấy trong các bệnh viện nhưng nhiều người khi đến thăm nuôi người bệnh vẫn không chịu bỏ rác đúng chỗ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục