Thiếu người giúp việc, chị Bình (chủ của hàng Bình - Hiệu) tổ 28, phường Phương Lâm phải kiêm thêm việc bốc vác, giao hàng.

Thiếu người giúp việc, chị Bình (chủ của hàng Bình - Hiệu) tổ 28, phường Phương Lâm phải kiêm thêm việc bốc vác, giao hàng.

(HBĐT) - Theo thông lệ, dù bận rộn đến mấy, Tết đến, người giúp việc cũng được dành thời gian để về quê xum họp với gia đình. Trước khi cho người giúp việc nghỉ Tết gia chủ hầu như đều chu đáo, nào là ngoài lương còn mừng tuổi, tặng quần áo mới, gửi quà về cho gia đình…, một phần là tình cảm nhưng đều có một mong muốn là người giúp việc sẽ lên đúng hẹn. Nhưng đã gần đến rằm tháng giêng mà nhiều người giúp việc vẫn biệt tăm, khiến nhiều bà nội trợ, chủ các nhà hàng, cửa hàng lâm vào cảnh khốn khổ chỉ vì thiếu người giúp việc.

 

Thường ngày đến 21h, chị Nguyễn Thị Bình, chủ một cửa hàng tạp hóa khá lớn ở tổ 28, phường Phương Lâm (TPHB) đã dọn hàng để nghỉ. Trước Tết, cửa hàng của chị thường xuyên có từ 3-4 người giúp việc. Nhưng từ mồng 6 Tết đến nay, sau khi mở hàng, anh Hiệu, chồng chị Bình phải kê giường gấp mắc màn ngoài cửa trông hàng. Anh nhăn nhó: Trước khi về nghỉ Tết, mấy người giúp việc hẹn mồng 6 sẽ lên, nhưng hôm nay đã là 14 âm lịch rồi mà vẫn chẳng thấy đâu. Hàng nhiều, ngày nào cũng phải bê ra, dọn vào mệt lắm. Thiếu người giúp việc, tôi đành phải kiêm luôn xuất bảo vệ. Ban ngày làm việc cơ quan, tối nằm trông hàng, mệt nhoài mà vẫn phải chịu

 

Nhà hàng ăn uống của vợ chồng anh Toản N - Bích ở đường Cù Chính Lan, Phương Lâm (TPHB) cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Thường ngày, mọi việc từ nhặt rau, chạy bàn, bưng bê, dọn rẹp, rửa bát đĩa đều do người giúp việc làm. ông bà chủ nhà chỉ quán xuyến, thu ngân. Từ mồng 4 Tết đến nay, 2 vợ chồng họ phải gánh vác hết. Thương em gái, chị Bình ở Hà Nội lên chơi cũng ra phụ giúp. Chị Bích cho biết: Làm hàng ăn uống vất vả, hôm nào cũng thức đến 3-4 giờ sáng. Việc nhiều mà người giúp việc về quê ăn Tết chưa lên, cứ kéo dài mãi tình cảnh này chắc không trụ được lâu. Anh Toản cho biết thêm: Mồng 2, mồng 3 đã điện về chúc Tết, rồi cũng nèo kéo để mong các cháu lên sớm. Hôm nay đã gần đến rằm tháng giêng rồi mà vẫn biệt tăm.

 

Sau kỳ nghỉ dài 8 ngày, vừa lo sắm Tết, vừa phải dọn với cả đống đồ chơi của 2 đứa con bày ra, chị Mai Thị Huệ ở phường Tân Hoà (TPHB) lúc nào cũng cảm thấy bải hoải. Ngày mồng 6 phải đến cơ quan khai xuân và làm việc bình thường, bác giúp việc vẫn chưa lên. Gọi điện về quê, chồng bác giúp việc phân bua: Cô thông cảm, bà ấy đi xa nhà cả năm rồi, Tết mới được nghỉ ít ngày. Hẹn cô sau rằm tháng giêng nhé. Cực chẳng đã, chị Lan đành phải ở nhà trông con dù biết chắc sếp sẽ rất bực và tháng này mất thưởng.

 

Sáng mồng 6 Tết, cơ quan anh Lê Anh Tuấn ở phường Hữu Nghị (TPHB) tổ chức họp mặt đầu xuân. Bỗng nhiên, cơ quan đông như giờ tan trường của lớp mẫu giáo vì hầu hết các ông bố, bà mẹ đều mang theo con nhỏ. Anh Tuấn cho biết: “Mấy ngày Tết, người giúp việc về quê, 2 vợ chồng cùng bà nội, bà ngoại thay nhau trông các cháu, ai cũng mệt nhoài. Ra Tết, các cụ đòi đi đền, đi chùa, vợ lại đi công tác, đành phải đưa cháu đến cơ quan. Ngại lắm nhưng người giúp việc chưa lên nên cũng đành phải chịu.

 

Ngày thường, tìm người giúp việc đã khó bởi đó phải là người tin tưởng mới dám giao nhà, giao con, giao tiền, giao hàng cho họ, sau Tết tìm người giúp việc lại còn khó hơn. ở TPHB, mọi người thường tìm người giúp việc qua các mối quan hệ quen biết. Nếu là những người đã giúp việc từ trước Tết, nhiều người đành phải bỏ cả vài ba ngày về tận quê đón may ra mới tháo gỡ được tình trạng “cháy osin”. Nhiều người còn mách nước: Nên tăng lương, thưởng hậu mới giữ chân được người giúp việc. Cực chẳng đã, nhiều hộ đã tìm và thuê người giúp việc theo ngày, theo tuần nhưng theo cách này, hầu bao của những người là công chức dường không chịu đựng nổi vì giá quá cao. Trong thực tế, người giúp việc là lao động tự do rất khó ràng buộc, ở địa bàn TPHB lại chưa có trung tâm môi giới người giúp việc nên các gia đình vẫn phải tự tìm kiếm và đến giờ, thiếu người giúp việc vẫn đang là vấn đề làm đảo lộn cuộc sống và hoạt động kinh doanh của nhiều gia đình.

         

 

 

                                                                                      Đức Phượng

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục