Mười doanh nghiệp sản xuất với hơn 15.000 lao động tại bốn tỉnh, thành phố miền bắc sẽ tham gia chương trình "Cơ hội cho mọi người" nhằm xây dựng chính sách phòng, ngừa HIV/AIDS tại nơi làm việc và hòa nhập người khuyết tật triển khai vào đầu tháng ba tới.

 

Đây là thông tin được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố sáng 18-2 tại Hà Nội.

Chương trình đào tạo miễn phí này sẽ kết hợp tư vấn tại nhà máy nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách và chiến lược về phòng ngừa HIV/AIDS và hòa nhập người khuyết tật. Mười doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đang sử dụng hơn 15 nghìn lao động tại bốn địa phương Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Hà Nội sẽ triển khai hoạt động này.

Chương trình do Irish Aid và ILO Aids tài trợ nhằm giúp các doanh nghiệp cải thiện kết quả kinh doanh nhờ giảm chi phí liên quan tới HIV/AIDS, vấn đề người khuyết tật và sử dụng lao động khuyết tật tại cơ sở.

Theo bà Trần Thị Thúy Hồng, cán bộ dự án, chương trình triển khai tại khu vực miền bắc chủ yếu thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân, chưa có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp nhà nước.

Bà Caitlin Wyndham, chuyên gia của ILO cho biết, chương trình thí điểm đã được thực hiện từ năm 2008 tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 21 doanh nghiệp thuộc ngành dệt may và da giầy. Hơn 70% doanh nghiệp tham gia giai đoạn thử nghiệm đã xây dựng và triển khai chính sách về hòa nhập người khuyết tật tại nơi làm việc và dự phòng HIV/AIDS như tuyển dụng lao động khuyết tật, phát bao cao su, tuyên truyền về thông tin phòng ngừa HIV/AIDS tại nơi làm việc, đào tạo nhận thức cho nhân viên y tế, tuyên truyền viên và người lao động…

Kết quả tổng điều tra dân số lần thứ ba năm 2009 cho thấy, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật. Gần 70% số này đang ở trong độ tuổi lao động và chỉ có khoảng 30% người khuyết tật (từ 16 đến 60 tuổi) có việc làm và thu nhập ổn định. Còn tổ chức UNAIDS dự báo, tới năm 2012, nước ta sẽ có khoảng 280.000 người sống chung với AIDS và hơn 40.000 ca nhiễm mới mỗi năm. Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm thấp cũng như những hậu quả của đại dịch AIDS đang tạo nên gánh nặng kinh tế đáng kể cho gia đình, doanh nghiệp và xã hội.

 

                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục