Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Wisconsin-Madison đã vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa ánh sáng Mặt Trời và nguy cơ bị mắc bệnh đa xơ cứng (MS) - một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh.

 

Hiện nay nguồn gốc của các đợt tấn công bệnh MS vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, nghiên cứu lần này đã chỉ ra rằng việc cung cấp vitamin D3 của bệnh nhân (chủ yếu do tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời) có liên quan chặt chẽ tới hoạt động của bệnh.

Thí nghiệm do tiến sỹ Colleen Hayes và các đồng nghiệp tiến hành cho thấy các đợt tấn công bệnh MS giảm đi, đồng thời cũng có những tiến triển ở những bệnh nhân được cung cấp vitamin D3 nhiều nhất. Điều này cho thấy tăng cường cung cấp vitamin D3 có thể sẽ là một liệu pháp an toàn, hiệu quả và không đắt đỏ đối với việc điều trị căn bệnh MS.

Tiến sỹ Hayes phát biểu: "Bệnh MS là một căn bệnh mang tính di truyền và miễn dịch phức tạp. Hiện nay vẫn chưa tìm ra cách chữa trị căn bệnh này, nhưng các yếu tố môi trường như là vitamin D3 có thể sẽ là chìa khóa trong việc ngăn ngừa bệnh MS và giảm tác động của căn bệnh này đối với các bệnh nhân."

Trước đây, các nhà khoa học Australia cũng đã phát hiện ra rằng những người có nhiều cơ hội hưởng ánh nắng Mặt Trời và có lượng vitamin D cao trong cơ thể sẽ giảm được nguy cơ của bệnh đa xơ cứng.

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Australia cho biết các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng, những người sống ở gần xích đạo ít bị bệnh MS hơn những người sống ở gần cực nam hay cực bắc địa cầu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ nghiên cứu sự kết hợp giữa điều kiện sống lẫn khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể để dẫn đến kết quả trên.

So sánh lượng vitamin D trong cơ thể của những người chớm bị bệnh MS, các nhà khoa học thấy rằng, lượng vitamin D ở những người này thấp hơn từ 5-10 lần so với những người không có triệu chứng này.

Các chuyên gia ước tính rằng có khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu vitamin D, khiến họ có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tới sự lành mạnh và phát triển của xương, có thể đưa tới tình trạng được gọi là còi xương. Ngoài việc phơi nắng thì các nguồn bổ sung vitamin D có thể từ các loài cá có nhiều dầu như cá trích, cá hồi./.

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục