Ngày 30-3, Bộ NN-PTNT cho biết, để kiểm tra tình hình nhiễm xạ trong thực phẩm nhập từ Nhật Bản, cơ quan chức năng thuộc bộ đã tạm giữ 396,27kg thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản tại các cảng biển để kiểm tra dư lượng phóng xạ và chưa cho thông quan.
Cũng liên quan đến tình hình thực phẩm nhiễm chất phóng xạ tại Nhật Bản, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã lấy mẫu 11 loại rau, củ có nguồn gốc xuất xứ từ tỉnh Fukushima và một số tỉnh lân cận để kiểm tra. Kết quả phát hiện nhiễm phóng xạ vượt mức cho phép. Trước những thông tin về phát hiện chất phóng xạ có trong thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, các quốc gia, trong đó có Việt Nam nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản lần lượt ban bố các biện pháp như giữ lại hàng hóa tại cảng để kiểm tra chất phóng xạ.
Theo đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ giữ lại 100% các lô hàng từ 4 tỉnh Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma của Nhật Bản để kiểm tra phóng xạ, sẽ tái xuất nếu phát hiện sản phẩm nhiễm xạ.
Trước mắt, việc kiểm tra được thực hiện tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TPHCM), cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn. Ngày 30-3, qua lấy một số mẫu thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam phân tích cho thấy chưa có mẫu nào nhiễm phóng xạ iodine-131.
Theo SGGP Online
Khi ung thư da được phát hiện sớm, cơ hội điều trị khỏi là rất lớn bởi nếu không, 99% trường hợp phát hiện muộn chỉ sống được tối đa là 5 năm. Vì thế, phát hiện các đốm ung thư trước khi nó phát triển sẽ giúp tăng cơ hội điều trị khỏi:
Nhà nghiên cứu miễn dịch Colombia Manuel Elkin Patarroyo vừa thông báo đã xác định được các nguyên tắc hóa học để điều chế vaccine tổng hợp phòng chống tất cả các bệnh lây nhiễm ở người.
Từ trước và sau Tết Tân Mão 2011 đến nay, dịch sốt phát ban tại Nghệ An vẫn chưa giảm mà ngày càng lây lan trên diện rộng.
(HBĐT) - Ngày 29/3, Sở Y tế đã tổ chức tổng kết thực hiện chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 – 2010, triển khai định hướng, kế hoạch giai đoạn 2011 – 2015.
(HBĐT) - Năm 2011, hoạt động phòng - chống lao quốc gia ở tỉnh ta tiếp tục được thực hiện với chương trình khống chế tình hình bệnh lao, duy trì mở rộng hoá trị liệu ngắn ngày với quản lý điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS), đối phó với vấn đề lao - HIV và kháng thuốc lao ngày càng gia tăng.
Với gần 14.000 cơ sở, TPHCM được xếp là địa phương có số lượng hành nghề y dược tư nhân cao nhất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý, thanh kiểm tra còn nhiều bất cập khiến tình trạng vi phạm ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Đó là đánh giá được ghi nhận tại buổi tổng kết công tác thanh tra năm 2010 của Sở Y tế TPHCM vào ngày 28-3.