Lasik là phương pháp mổ cận thị hiện đại nhất hiện nay. Sau phẫu thuật, thoát khỏi đôi kính vốn là vật bất ly thân cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt. Nhưng đối với một số người, mổ cận thị không hẳn là giải pháp tốt nhất.
Theo BS Hoàng Cương, BV Mắt T.Ư: Khi mổ cận, cần cân nhắc mục đích mổ làm gì, nếu đeo kính không ảnh hưởng đến cuộc sống thì không nên. Những người chọn giải pháp mổ phần lớn là giải quyết vấn đề thẩm mỹ. Trước khi mổ, cần đánh giá chính xác khả năng tiến triển cận thị của mình.
Việc lựa chọn mổ cần có chỉ định. |
Nếu cận thị còn đang phát triển thì không nên mổ. Việc cận thị có tiến triển hay không, không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân mà còn vào hình thái cận thị, đã có những trường hợp đánh giá nhầm là đã ổn định, trong khi đó vẫn đang tiến triển. Chỉ mổ khi ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính. Chỉ nên mổ từ tuổi 18 – 19 tuổi, và đến 40 – 45 tuổi thì không nên, bởi lúc đó là bắt đầu giai đoạn lão thị. Nếu lúc đó mổ cận thị thì sau này vẫn phải đeo kính đọc sách.
BS Phí Duy Tiến cũng tư vấn: Người đang đeo kính mà bỏ được, ai cũng thấy tiện lợi hơn. Nhưng vấn đề lựa chọn mổ cần có chỉ định và có hạn chế. Bất cứ phẫu thuật nào lên cơ thể cũng có tác động và không phải lúc nào tác động đó cũng được như ý muốn.
Những người bị cận từ 4 độ trở lên, lên tới 10 độ mà công việc thấy vướng víu thì có thể mổ. Người 40 – 50 tuổi bắt đầu lão thị. Còn từ 50 tuổi trở lên, người ta lại đối diện với bệnh đục thủy tinh thể. Nếu thay thủy tinh thể, họ cũng giải quyết tật cận thị luôn.
“Vậy vì sao chính các bác sĩ lại không chọn giải pháp mổ lasik?”. Theo BS Tiến - cũng là người bị cận - lý giải: BS bị cận nhưng môi trường làm việc của họ không phải lăn lộn, lao động chân tay nặng nhọc. Do đó, việc đeo kính không trở ngại cho công việc và sinh hoạt. Tỉ lệ mổ có rủi ro nhất định, dù là rất nhỏ, khoảng dưới 1%o (1/1.000). Những người làm công tác y tế bản thân càng ngại hơn, họ thấy điều đó tốn tiền không cần thiết.
Phẫu thuật lasik là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng, thị lực phục hồi sau mổ nhanh. Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, khám theo hẹn của bác sĩ.
Ai tuyệt đối không nên mổ? Đó là những người đang có các bệnh cấp hoặc mạn tính tại mắt như: Viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón... Người có các bệnh lý toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính...; phụ nữ đang có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.
Theo Lao Dong Online
(HBĐT - Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV /AIDS tỉnh, tính đến tháng 3/2011, toàn tỉnh đã có 1.660 người có HIV.
(HBĐT) - Ngày 30/3, phường Tân Thịnh (thành phố Hoà Bình) đã tổ chức đón bằng công nhận Chuẩn Quốc gia về y tế.
(HBĐT) - Theo Chi cục ATVSTP, trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 40 trường hợp mắc. Trong đó có 1 vụ ngộ độc nấm (15 người) ở xã Tu Lý (Đà Bắc), 1 vụ ngộ độc do ăn phải đậu côve (15 người) ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) và 1 vụ ngộ độc ở nhà hàng tại xã Hạ Bì (Kim Bôi).
Nhiễm phóng xạ là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại khi vũ khí nguyên tử, nhà máy điện hạt nhân và những sự cố của nó đã và đang đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người trên toàn thế giới. Vậy nên, việc nghiên cứu và sử dụng các thuốc và chế phẩm có công dụng phòng chống nhiễm phóng xạ có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Ngày 30-3, ghi nhận tại các bệnh viện và trung tâm chính ngừa cho thấy, lượng trẻ được tiêm vaccine phòng dịch bệnh thủy đậu tăng cao.
Ngày 30-3, Bộ NN-PTNT cho biết, để kiểm tra tình hình nhiễm xạ trong thực phẩm nhập từ Nhật Bản, cơ quan chức năng thuộc bộ đã tạm giữ 396,27kg thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản tại các cảng biển để kiểm tra dư lượng phóng xạ và chưa cho thông quan.