Khi mua thuốc để sử dụng, cần hỏi bác sĩ, dược sĩ xem dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không?.

Khi mua thuốc để sử dụng, cần hỏi bác sĩ, dược sĩ xem dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không?.

Các nghiên cứu về dược cho thấy hiện nay đang có hơn 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, tim mạch…

 
Trong quá trình điều trị bệnh, rất nhiều người không biết là có một số loại dược phẩm có thể gây tổn hại tới thính lực hoặc làm tăng thêm sự nghiêm trọng nếu chúng ta đang có sẵn các vấn đề về thính lực. Tình trạng giảm thính lực có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng những thuốc đó nhưng cũng có rất nhiều dược phẩm gây ra sự mất thính lực vĩnh viễn. Tác động âm thầm này khiến cho nhiều người không biết nguyên nhân vì sao mà mình bỗng nhiên bị giảm hoặc mất thính lực.
Triệu chứng dễ thấy: Ù tai

Các nghiên cứu về dược cho thấy hiện nay đang có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, tim mạch…
Khi mua thuốc để sử dụng, cần hỏi bác sĩ, dược sĩ xem dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không?. Ảnh: HỒNG THÚY

Mức độ của sự mất thính lực được xác định dựa vào lượng thời gian mà bệnh nhân sử dụng những dược phẩm gây mất thính lực. Triệu chứng dễ thấy khi một dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực là bao gồm sự ù tai ở một bên tai hoặc cả 2 tai và có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi đi hoặc đứng... Nếu cứ âm thầm chịu đựng thì sự mất thính lực càng trở nên nghiêm trọng hơn và người sử dụng chỉ có thể nhận biết khi không còn nghe rõ được.

Thông thường người sử dụng những dược phẩm có khả năng gây mất thính lực sẽ không phát hiện những thay đổi của khả năng nghe ở giai đoạn sớm nhất. Như đã nói ở trên rằng ù tai là triệu chứng dễ thấy nhất, tuy nhiên lại có nhiều dược phẩm gây mất thính lực nhưng không gây ra sự ù tai. Sự mất thính lực có thể xảy ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Có rất nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến tác động của những loại thuốc gây mất thính lực trong hệ thống thính giác. Đó là sự mất thính lực sẵn có, tác động của tiếng ồn trong và sau khi sử dụng những thuốc gây giảm thính lực, khoảng thời gian dùng thuốc, chức năng thận, phóng xạ và những sự tương tác với các loại dược phẩm khác.

Nhận diện “thủ phạm”

Những “thủ phạm” thường gây mất thính lực nhất bao gồm: Kháng sinh nhóm aminoglycosides: Các kháng sinh này dùng để trị nhiễm vi khuẩn, bao gồm: streptomycin, kanamycin và những kháng sinh thuộc “gia đình” mycin. Kháng sinh nhóm aminoglycosides thường hay được sử dụng ở vùng hẻo lánh hoặc ở những nước chậm phát triển, do giá thành thấp. Riêng tại Trung Quốc, hơn một nửa những trường hợp mất thính lực nghiêm trọng đã được xác định là do sử dụng aminoglycosides.

Các thuốc salicylates: Cụ thể là aspirin. Khi sử dụng aspirin liều cao trong những trường hợp đau khớp thì aspirin sẽ gây giảm thính lực với triệu chứng ù tai. Không như những trường hợp mất thính lực do các loại dược phẩm khác, sự mất thính lực gây ra bởi các thuốc salicylates sẽ được cải thiện trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Các tác nhân khác: Như thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét như quinine... Các thuốc kháng viêm không steroid (NAIDs) như ibuprofen.

Tự kiểm tra thính lực trước khi dùng thuốc

Sử dụng dược phẩm bao giờ cũng có tác dụng phụ. Vì vậy, người sử dụng thuốc cần trang bị cho mình kiến thức tối thiểu bằng cách hỏi bác sĩ, dược sĩ tất cả các tác dụng phụ của thuốc mà bạn được kê toa và khả năng những dược phẩm này có thể gây mất thính lực hay không. Bạn cũng nên thường tự kiểm tra thính lực của mình trước và trong khi sử dụng dược phẩm, với sự trợ giúp của bác sĩ về thính học và cần báo cáo đầy đủ cho bác sĩ những thay đổi về thính giác mà bạn cảm thấy lạ hoặc là sự mất thăng bằng khi đi, đứng...

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sản xuất bánh các loại đáp ứng yêu cầu ATVSTP tại doanh nghiệp Phú Thuỷ (TPHB).
Bà Phạm Thị Lành, Chủ tịch Hội CTĐ thành phố Hoà Bình trao quà cho gia đình chị Nguyễn Thị Hà – xóm Yên Hoà 1 – xã Yên Mông

Không nuôi con bằng sữa mẹ: Mất tiền mua sự thiệt thòi

Mặc dù đang trong thời bão giá, sữa cho trẻ nhỏ tăng giá chóng mặt song những chiêu quảng cáo hấp dẫn khiến nhiều bà mẹ siêu lòng, "tự nguyện" từ bỏ nguồn sữa mẹ vô giá để mua sữa công thức (sữa bột). Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngày một giảm.

Nguy kịch vì uống rễ cây chữa bệnh

Để chữa viêm đại tràng mãn tính, bà Cảnh (57 tuổi, ở Bắc Giang) lấy rễ cây bồ cu vẽ (cây sâu vẽ, bồ long anh) về phơi khô, rồi sắc lấy nước uống. Mấy tiếng sau bà rơi vào hôn mê, gan bị tổn thương nặng, nguy cơ tử vong.

Có thêm 3 trẻ em ở Trung Quốc tử vong vì sữa bẩn

Tân Hoa xã ngày 8/4 đưa tin ba trẻ em đã tử vong và 35 em khác nhiễm bệnh do uống phải sữa nhiễm nitrite, một loại hóa chất dùng để ướp thịt, tại tỉnh Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc.

Triển khai 6 mục tiêu trọng tâm phòng chống HIV/AIDS

(HBĐT)- Ngày 8/4, Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam (Dự án HAARP) tỉnh Hoà Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của dự án năm 2010, triển khai kế hoạch năm 2011.

Phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT)- Ngày 8/4, tại Nhà văn hoá thành Phố, Ban chỉ đạo về VSATTP tỉnh đã tổ chức lễ phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Tham gia lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành - đoàn thể tỉnh, Ban chỉ đạo VSATTP các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Yên Thủy: 91 người nghèo được mổ mắt miễn phí

(HBĐT)- Thực hiện chương trình “Phòng chống mùa lòa”, vừa qua, tại huyện Yên Thủy, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh đã phối hợp với Viện mắt TƯ tổ chức khám và tư vấn miễn phí các bệnh về mắt cho 200 người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện không có đủ điều kiện đến các cơ sở y tế tuyến trên. Qua đó, đã có 91 người được mổ thay thủy tinh thể miễn phí (trị giá thực tế 7 triệu đồng/1 nhân mắt), trong đó có 19 người được mổ cả hai mắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục