Trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ uống sữa bột.

Trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ uống sữa bột.

Mặc dù đang trong thời bão giá, sữa cho trẻ nhỏ tăng giá chóng mặt song những chiêu quảng cáo hấp dẫn khiến nhiều bà mẹ siêu lòng, "tự nguyện" từ bỏ nguồn sữa mẹ vô giá để mua sữa công thức (sữa bột). Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngày một giảm.

 

Lãng phí quá lớn
Theo các chuyên gia y tế, trong 20 năm qua, tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở nước ta có thời gian đã xuống dưới 10%, "chật vật" tuyên truyền, vận động mãi mới lên được 17%. Theo WHO, đây là tỉ lệ thấp nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2010 cả nước đã nhập khẩu lượng sữa và sản phẩm sữa trị giá 708,2 triệu USD, tăng 37,33% so với năm 2009. Riêng 2 tháng đầu năm 2011 đã nhập khẩu 96,5 triệu USD. Kết quả nghiên cứu thị trường gần đây cho thấy, lượng sữa bột tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đã tăng tới 39% mỗi năm, nhà sản xuất, kinh doanh sữa đã chi hơn 10 triệu USD cho việc quảng cáo sản phẩm và trở thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam. Vì lẽ đó, nhiều bà mẹ chỉ vì quá tin vào quảng cáo, tin vào tính năng vượt trội của sữa công thức mà mất dần sự tự tin vào sữa của mình, để rồi "tình nguyện" sử dụng sữa bột thay thế cho con ngay từ khi lọt lòng.

BS Nguyễn Hữu Văn, Trưởng khoa Nhi, BV Đa khoa Vân Đình cho biết, có tới 50%-60% số trẻ vào điều trị tại khoa dưới 6 tháng tuổi và trong số này, trẻ còn bú mẹ sẽ nhanh khỏi bệnh hơn những trẻ bú bình. Thế nhưng, hầu hết các bà mẹ mới sinh tại đây đều cho con ăn thêm sữa bột. Họ cho rằng vì mới sinh còn ít sữa, nên phải cho trẻ uống thêm và đa số tin rằng sữa bột bổ sung nhiều dưỡng chất cho con họ... Chị Tạ Thị Bé, mẹ một bệnh nhi đang nằm điều trị ở BV Đa khoa Vân Đình cho biết khi sinh những đứa con đầu, vì không có điều kiện kinh tế nên chị cho chúng bú sữa mẹ hoàn toàn, rất khỏe mạnh. Nay thì khác, cậu út mới bốn tháng tuổi đã phải nhập viện tới ba lần vì viêm phổi, tiêu chảy, sức đề kháng kém hẳn những chị đầu cũng chỉ vì được mẹ cho uống sữa bột ngay từ khi lọt lòng. Bài học kinh nghiệm đến với chị Tạ Thị Bé quá muộn, nhưng có thể giúp các bà mẹ trẻ khác hiểu một điều: chỉ cần mẹ ăn uống đủ chất là trẻ yên tâm nhận đầy đủ dinh dưỡng từ bầu sữa mẹ.

Nhân viên y tế… hãy là chuyên gia tư vấn giỏi?
Thay đổi thói quen, nhận thức của các bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải là việc dễ làm một sớm một chiều. Nghị định 21 của Chính phủ ra đời năm 2006 có tác dụng hạn chế cách thức và phạm vi quảng bá các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Theo nghị định, các hành vi bị nghiêm cấm là: thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh không được nhận - trực tiếp hay gián tiếp - sữa dùng cho trẻ nhỏ do các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng tặng; không được giúp các cơ sở này tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Chính phủ cũng quy định rõ, người đứng đầu các cơ sở khám, chữa bệnh không được tổ chức bán hoặc cho phép bán sữa dùng cho trẻ nhỏ tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Thế nhưng, những năm gần đây, tình trạng bán sữa công khai tại khoa sản, khoa nhi diễn ra khá "rầm rộ". Không cứ gì BV lớn, chuyên khoa mà đến cả BV tuyến quận, huyện cũng xảy ra chuyện bán sữa. Nỗ lực tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghị định đã khiến việc bán sữa tại các BV giảm, không còn công khai như trước, nhưng nhiều nhân viên y tế rút vào hoạt động bí mật, tiếp tay cho các hãng sữa bằng chiêu thức tinh vi hơn. Họ chỉ cần nói tên sữa, cho địa chỉ đại lý sữa gần BV để người nhà sản phụ tự mua, rồi ghi họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà sản phụ để hãng sữa kiểm tra. Nếu kiểm tra và thấy sản phụ có mua sữa của hãng thật thì nhân viên y tế đó sẽ được nhận hoa hồng 30.000 đồng/hộp, thậm chí là có quà tặng hay những chuyến du lịch nếu "chỉ chỏ" hiệu quả... Theo thanh tra Bộ Y tế, còn vô số hình thức vi phạm khác như căng-tin BV bán sữa cho trẻ sơ sinh, phòng khám treo áp phích có tên và biểu tượng của sữa công thức. Các hãng sữa còn tài trợ cho các BV bàn, ghế, bút, sổ khám bệnh cho trẻ... có in hình biểu tượng hãng sữa.

Để hạn chế tình trạng trên, hiện nay, Hà Nội đang đi đầu thực hiện Dự án A&T (Nuôi dưỡng và phát triển) nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông, tập huấn, trang bị kỹ năng để thay đổi hành vi tại cộng đồng về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhỏ, góp phần tăng tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, để các bà mẹ nhận thức đúng tầm quan trọng của sữa mẹ, thiết nghĩ trước tiên ngành y tế cần thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, nhân viên y tế thực hiện nghiêm Nghị định 21 của Chính phủ, không vì lợi ích cá nhân mà làm trẻ bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, để trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, các cấp, ngành cần xem xét lại quy định về chế độ thai sản, cho họ nghỉ 6 tháng thay vì nghỉ 4 tháng như hiện nay.
 

Sữa mẹ giúp:

- Giảm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp.
- Giúp điều hòa hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
- Giảm 4% nguy cơ cho mỗi tháng bú mẹ.
- Giảm tiểu đường týp1 và týp 2.
- Giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ với tiền sử gia đình bị dị ứng.
- Bảo vệ trẻ khỏi bệnh hen và giảm nguy cơ béo phì sau này.
- Tỷ lệ tử vong ở trẻ bú bình cao hơn 7 lần so với trẻ bú mẹ.
- Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn.
- Nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng của bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thấp hơn so với những phụ nữ khác.

 

                                                                             Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đơn vị tham gia trao đổi hiệu quả hoạt động các dự án.
Diễu hành hưởng ứng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011.

Yên Thủy: 91 người nghèo được mổ mắt miễn phí

(HBĐT)- Thực hiện chương trình “Phòng chống mùa lòa”, vừa qua, tại huyện Yên Thủy, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh đã phối hợp với Viện mắt TƯ tổ chức khám và tư vấn miễn phí các bệnh về mắt cho 200 người nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện không có đủ điều kiện đến các cơ sở y tế tuyến trên. Qua đó, đã có 91 người được mổ thay thủy tinh thể miễn phí (trị giá thực tế 7 triệu đồng/1 nhân mắt), trong đó có 19 người được mổ cả hai mắt.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới

Thói quen tự kê đơn mua thuốc của người bệnh, trình độ thầy thuốc cùng với việc kê đơn ngẫu hứng và “lòng tham” của người bán thuốc đã đẩy Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Chung sức vì trẻ em cần truyền máu!

Để không còn tình trạng những bệnh nhi vô tội tử vong vì thiếu máu truyền, TƯ Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động Chương trình “Giọt hồng tặng bé” 2011, nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân chia sẻ nỗi đau với bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nặng.

Mẹo chọn mua gà ngon và an toàn

Gà có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn cho bữa ăn gia đình cũng như đãi tiệc. Chọn mua gà ngon, không bị bệnh, phù hợp với món ăn và cách chế biến là vấn đề các bà nội trợ luôn quan tâm.

"Chống kháng thuốc" - chủ đề chính của Ngày Sức khỏe thế giới 2011

Ngày Sức khỏe thế giới 7-4 được tổ chức hằng năm để kỷ niệm ngày thành lập Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mỗi năm, WHO lựa chọn một chủ đề về sức khỏe đang được toàn cầu quan tâm, sau đó tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực, và địa phương trên toàn thế giới trong năm. Chủ đề của Ngày Sức khỏe năm nay: "Chống kháng thuốc: không hành động ngay hôm nay, sẽ không có phương thuốc chữa trị ngày mai".

Loay hoay bình ổn giá thuốc

Ngày 6-4, tin từ các doanh nghiệp dược tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu năm 2011 (chương trình bình ổn) cho biết đã lên kế hoạch sản xuất và cung ứng các mặt hàng thuốc đã đăng ký. Tuy nhiên, việc cung ứng như thế nào, đến đâu vẫn chưa cụ thể, mặc dù chương trình đã thông báo bắt đầu từ 1-4-2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục