Thống kê sơ bộ, thị trường Việt Nam hiện có bán gần 100 loại mỹ phẩm dạng viên uống. Trào lưu uống mỹ phẩm đang được các nhà sản xuất và thương mại đẩy lên, gọi đó là “tư duy mới”, biện pháp “làm đẹp toàn diện”, “chăm sóc sắc đẹp từ bên trong”… Hầu hết sản phẩm đều được quảng bá là thành phần thiên nhiên, không phải thuốc, không có tác dụng phụ, nhưng thực tế không hẳn vậy
Thay thế mỹ phẩm thoa da
Gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm được giới thiệu là “mỹ phẩm dạng uống”, một số tác dụng phụ đã xảy ra mà người dùng cần cẩn trọng. Ảnh: TL
Khác với các loại viên uống trước đây chứa đa vitamin, hoặc sữa ong chúa, hoặc các acid amin…, giờ đây mỹ phẩm dạng viên uống có công dụng rất rõ ràng. Ba nhóm viên uống phổ biến trên thị trường nhắm vào nhu cầu: làm đẹp da tóc, giảm mỡ, săn chắc, thon gọn cơ thể, nở ngực, điều trị nám, chống nhăn, giảm sưng, chống thâm quầng mắt... Mỹ phẩm dạng viên uống còn được thay thế dạng mỹ phẩm thoa ngoài da mà theo các nhà sản xuất, sẽ giúp duy trì sắc đẹp bền vững hơn dùng dạng kem.
Uống mỹ phẩm được hướng dẫn phải đều đặn từ 1 – 3 viên/ngày sau hoặc trước bữa ăn. Có loại dùng trong sáu tháng mới thấy rõ kết quả. Sau đó phải dùng thêm chừng 3 – 6 tháng để duy trì vẻ đẹp mong muốn, và tiếp theo uống 3 viên/tuần hoặc mỗi tháng uống một tuần.
Cũng như mỹ phẩm, các viên uống này được bào chế theo quan điểm làm đẹp khác nhau của phương Đông và phương Tây. Chẳng hạn một loại viên uống dưỡng sắc kiểu phương Đông phối hợp các vị thuốc quý lưu truyền trong cung đình từ xa xưa của các cung phi, mỹ nữ, thành phần có hoa đào, nhân sâm, bí đao, tam thất, đậu đen, trần bì, kỷ tử… Còn viên uống theo kiểu phương Tây có thành phần kết hợp vitamin A, Coenzyme Q10, collagen, L-Cysteine, vitamin C…
Hầu hết các loại mỹ phẩm dạng viên uống đang được bày bán trong nhà thuốc tây, thẩm mỹ viện hoặc mua qua mạng hàng nhập về từ nhiều nguồn như Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Thuỵ Điển, Singapore, Hàn Quốc… Giá cao nhất là hàng nhập từ Pháp và Nhật, với mức bình quân khoảng 2,5 – 4,5 triệu đồng/hộp dùng trong một tháng.
Chị Thanh, nhân viên phân phối hàng của một nhãn hiệu Pháp cho biết: “Người tiêu dùng tốn khoảng 2,3 – 3 triệu đồng để mua bộ mỹ phẩm chăm sóc da cao cấp thì cũng phải tốn chừng ấy mới mua được mỹ phẩm dạng viên uống”. Hàng của Úc và Thụy Điển có giá thấp hơn, khoảng 1,5 – 2,5 triệu/hộp/dùng trong một tháng.
Cẩn trọng tác dụng phụ
Mỹ phẩm dạng viên uống đều ghi thành phần là các chất có nguồn gốc thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và duy trì tác dụng lâu dài. Một số loại còn khẳng định an toàn cho cả phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, dùng lâu dài không gây tác dụng phụ.
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, khó có thể so sánh được giữa mỹ phẩm thoa ngoài da và viên uống loại nào có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên dùng mỹ phẩm thoa ngoài da chỉ tác dụng xử lý tại vùng da thoa kem, còn mỹ phẩm dạng viên uống thì các chất vào trong người, do vậy không chỉ làm đẹp da mặt hay vùng mắt, mà sẽ tác động toàn thân.
Bác sĩ Sương nhấn mạnh, khi uống thì các chất chuyển hoá qua gan và thận, có thể gây những tác dụng không mong muốn. Trong quá trình uống các viên mỹ phẩm này, nếu cơ thể bị bệnh phải uống thêm các loại thuốc khác, phải chú ý đến việc tương tác thuốc giữa các chất.
Theo NLD
Cục ATVSTP, Bộ Y tế vừa yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhanh chóng thông báo và khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua, sử dụng loại sản phẩm nước tương Tàu vị yểu Đông Cô chứa hàm lượng 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép tới 200 lần.
(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ đã triển khai tiêm vác xin LMLM mũi 1 cho đàn gia súc. Đến ngày 5/4, toàn huyện có 9130 gia súc được tiêm vác xin tuýp O trong tổng đàn 383.590 con.
Các nghiên cứu về dược cho thấy hiện nay đang có hơn 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực. Thường gặp nhất là các thuốc trị nhiễm vi trùng và các thuốc trị ung thư, tim mạch…
Ngày 10-4, Cục Quản lý dược cho biết, vừa có quyết định đình chỉ lưu hành và yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu thu hồi khẩn nhiều loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đó là thuốc nhỏ mắt NEODEX 5ml, số lô 0401010, ngày sản xuất 11-10-2010, HD: 11-10-2012, SĐK: VNB-4408- 05, Công ty cổ phần Dược phẩm - Dược liệu Pharmedic sản xuất, do không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu hàm lượng.
“Em không còn muốn sống trong nhà ấy nữa. Họ cả ngày chỉ biết chăm sóc đến nhau, còn em như người thừa, làm chướng mắt họ”, Minh Phương (15 tuổi) vừa nói vừa khóc khi được mẹ đưa đến gặp bác sĩ tâm lý sau lần đi “dạt nhà” gần chục ngày mới về.
(HBĐT)- Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 40 trường hợp mắc, bình quân số người mắc từ 10 – 15 người/vụ. Theo ông Bùi Quang Huấn- Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, đây chỉ là những vụ được phát hiện do y tế cơ sở báo lên. Trên thực tế, nhiều vụ ngộ độc thức ăn nhẹ, mang tính chất nhỏ lẻ không được thống kê, đa số người mắc tự điều trị tại gia đình, không chủ động khai báo.