Thói thường, theo “đường xưa lối cũ”, con người ta ăn để sống, còn muốn giải sầu thì lại mượn đến men rượu, hương trà. Thế nhưng đó là “chuyện cũ bỏ qua”. Bây giờ, người ta lại dùng một thứ tiêu khiển khác: ăn để giải sầu. Đây là một vấn đề mà người ta xem là “chuyện nhỏ” nhưng thật tình nó là một việc hệ trọng cần phải lưu tâm. Giới chuyên môn gọi hiện tượng này là “ăn do cảm xúc” (emotional eating).

Để chứng minh tác hại về việc ăn để giải sầu, xin bắt đầu bằng một câu chuyện mà người viết có dịp biết qua. Khi từ New Zealand qua Úc để làm việc, Amy là một cô gái mảnh khảnh, dáng người dong dỏng cao. Cô khiến không ít chàng trai phải mòn đế không biết bao nhiêu đôi giày vì phải làm “cái đuôi” của cô. Rồi một ngày kia, Amy nhận được tin xấu từ quê nhà là bạn trai cô đã có người tình mới. Thế rồi cô bỗng nhiên đâm ra… nghiện ăn, cứ mỗi lần đọc lại những bức thư tình hoặc khi thấy bất cứ những dấu vết của những kỷ niệm xưa thì Amy lại tìm đến thức ăn. Món ăn thông thường mà cô dùng để giải sầu lại là những món thức ăn nhanh (fast food). Từ một cô gái mảnh khảnh, chẳng mấy chốc Amy đạt tới trọng lượng 80kg.

Trường hợp của Amy cũng không phải là cá biệt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khoảng 75% trường hợp ăn uống quá độ là để giải sầu. Phần đông “đương sự” lại là giới trẻ. Đôi khi, lúc chúng ta cảm thấy buồn thì kiếm cái gì ăn nhấm nháp gọi là “ăn cho đỡ buồn”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy hễ mỗi khi có chuyện buồn, bạn lại tìm tới miếng ăn thì đây cũng là lúc mà bạn cần sự giúp đỡ từ các nhà tâm lý hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Có tới… 1001 lý do gây ra sự “ăn do cảm xúc”: khi bị tình phụ, khi buồn chán, bị stress, “đời tôi cô đơn”, người thân nằm xuống, dọn nhà, bực bội do công việc…

Điều khó khăn là chúng ta khó phân biệt được khi nào là cần ăn thật, khi nào là ăn do cảm xúc. Các bạn trẻ thời nay thường rất bận rộn vì công việc, có rất nhiều bạn vừa tranh thủ ăn trong lúc làm việc và viện cớ rằng mình bị mất sức do làm việc quá tải, vì vậy cần phải được “tẩm bổ”. Thật ra có lẽ bạn bị “dính” tật ăn do cảm xúc. Nếu bạn còn đa nghi rằng không biết mình cần ăn để có sức hay ăn để… giải sầu bạn hãy thực hiện “bài bản” như sau: những khi bạn cảm thấy muốn ăn, hãy chờ thêm 20 phút và tìm một công việc gì đó để làm. Nếu sau khoảng thời gian này bạn không còn thấy đói thì đích thị cơn đói vừa qua chỉ là cơn đói giả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm xem những tình huống gây ra chứng ăn để giải sầu, chẳng hạn có một số bạn trẻ được “sếp” giao cho những công việc đầy trọng trách thì trước tiên là ăn để… suy nghĩ. Cách tốt nhất để tránh khỏi việc ăn do cảm xúc là bạn cần nên tạo ra một thói quen ăn uống lành mạnh bằng việc lên kế hoạch cho các bữa ăn. Khi đi làm nên mang theo bữa cơm trưa để không còn cơ hội “la cà” ở những quầy thức ăn nhanh vốn luôn sẵn có những loại thức ăn khiến bạn dễ dàng tăng ký.

                                                                                   Theo SK&ĐS

 

Các tin khác

Diễu hành ra quân Tháng hành động vì chất lượng VSAT thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh làm việc với BCĐ VSATTP huyện Lạc Sơn.
Không có hình ảnh
Ly tước.

Đấu thầu thuốc theo dự thảo mới: Tránh mỗi nơi làm một kiểu

Dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế- Tài chính hướng dẫn về công tác đấu thầu thuốc đang được Bộ Y tế lấy ý kiến tại các bệnh viện và các tổ chức, cá nhân đưa ra nhiều quy định mới liên quan đến công tác đấu thầu thuốc vào bệnh viện của các cơ sở y tế công lập so với Thông tư đang thực hiện. Vậy những quy định mới này mang lại cho các cơ sở y tế những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực hiện so với Thông tư hiện hành? Ghi nhận của phóng viên báo SK&ĐS về vấn đề này…

Giãn phế quản và biến chứng nguy hiểm

Trong các bệnh lý đường hô hấp, giãn phế quản (GPQ) là bệnh rất hay mắc phải, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch…

Dễ bị loét dạ dày vì vừa ăn vừa đọc

Nhịp sống nhanh khiến con người tranh thủ làm nhiều việc cùng 1 lúc, trong đó có cả thói quen vừa ăn vừa đọc. Dưới đây là lời khuyên của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, trưởng khoa dinh dưỡng cộng đồng, trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, về vấn đề này.

Cùng nỗ lực “sản xuất - kinh doanh - sử dụng thực phẩm theo Luật ATTP”

(HBĐT) - “Thực tế cho thấy, công tác quản lý ATVSTP vẫn còn bất cập. Trong đó là năng lực, trình độ đội ngũ quản lý ATVSTP chưa đáp ứng yêu cầu, vừa thiếu, vừa yếu, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn. Quy mô của hoạt động bảo đảm ATVSTP trên địa bàn quá phức tạp so với năng lực hiện có dẫn đến bị động, thường xuyên chạy theo giải quyết phát sinh đột xuất. Bên cạnh đó là sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý, xử lý... cũng là rào cản cho vấn đề ATVSTP...”- Đó là chia sẻ của ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP xung quanh vấn đề quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh ta.

Trung Quốc thấy chất biến thịt lợn thành thịt bò

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/4 đưa tin các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc đã phát hiện một loại chất phụ gia gọi là “cao thịt bò” tại một số tỉnh như An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông. Chất này có thể làm thịt lợn biến thành thịt bò trong vòng 3 phút sau khi được tẩm ướp.

Bệnh tay chân miệng: Nhiều trẻ biến chứng nặng

Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hiện tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu "vào mùa" với số trẻ đến khám và nhập viện ngày càng tăng. Đáng lo ngại, so với thời điểm này hàng năm, năm nay có nhiều trẻ bị biến chứng nặng và đã có 3 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục