Dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế- Tài chính hướng dẫn về công tác đấu thầu thuốc đang được Bộ Y tế lấy ý kiến tại các bệnh viện và các tổ chức, cá nhân đưa ra nhiều quy định mới liên quan đến công tác đấu thầu thuốc vào bệnh viện của các cơ sở y tế công lập so với Thông tư đang thực hiện. Vậy những quy định mới này mang lại cho các cơ sở y tế những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực hiện so với Thông tư hiện hành? Ghi nhận của phóng viên báo SK&ĐS về vấn đề này…

Tạo nên sự thống nhất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thăng - Phó giám đốc BV TW Huế, việc có một Thông tư mới thay thế cho Thông tư 10 hiện nay đang có một số bất cập (căn cứ vào Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng để hướng dẫn đấu thầu thuốc) là rất cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho các cơ sở y tế khi thực hiện đấu thầu thuốc. Dẫn chứng từ quy định của  dự thảo Thông tư  hướng dẫn đấu thầu thuốc sẽ thay thế cho Thông tư liên tịch số 10/TTLT- BYT- BTC hiện đang hướng dẫn về công tác đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế công lập thì tới đây mẫu hồ sơ mời thầu thuốc sẽ được áp dụng thống nhất trên toàn quốc khác với trước đây là các BV tự thực hiện, ông Thăng nhấn mạnh, quy định này sẽ tạo nên sự thống nhất trong khi đấu thầu và cũng tạo thuận lợi cho Bộ Y tế trong việc xét duyệt hồ sơ đấu thầu thuốc, tránh được thực trạng mỗi nơi làm một kiểu.

Cũng về vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo SK&ĐS ngày 18/4, TS Bùi Diệu - Giám đốc BV K cho rằng quy định theo hướng này sẽ góp phần giảm được tính chủ quan của các cơ sở y tế trong khi thực hiện đấu thầu thuốc hiện nay. Tuy nhiên, quy định này không nên cứng nhắc mà phải thể hiện được tính chất nội hàm của tất cả các đơn vị, có nghĩa là đáp ứng được tính đa dạng trong công tác khám chữa bệnh của các đơn vị y tế để làm sao đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, có chất lượng cho người bệnh.

 Các bệnh viện đảm bảo cung ứng đẩy đủ thuốc thiết yếu cho người bệnh.

Nên linh động mức giá mua thuốc ngoài thầu

Cũng theo dự thảo Thông tư này, cho phép lãnh đạo các cơ sở y tế tự xử lý những tình huống trong trường hợp một số mặt hàng thuốc trúng thầu nhưng vượt quá giá kế hoạch; đồng thời quy định mức giá mua thuốc ngoài thầu-thuốc không qua đấu thầu sẽ được tăng lên 200 triệu đồng/lần so với 100 triệu đồng như trước đây. Theo quan điểm của ông Đặng Văn Chính, Giám đốc BV Thanh Nhàn và ông Bùi Diệu, quy định này đã tạo sự “thông thoáng” cho việc đảm bảo đủ thuốc thiết yếu, chuyên khoa để kịp thời cung ứng cho người bệnh, đồng thời lãnh đạo BV cũng được tự chủ hơn. Tại BV K, ông Diệu cho hay, Thông tư 10 hiện nay cho phép mua thuốc ngoài đấu thầu không được vượt mức 100 triệu đồng, nhiều khi khiến các BV rất “khó” trong việc linh hoạt để có thêm những loại thuốc biệt dược, chuyên khoa đặc thù cho người bệnh trong trường hợp những thuốc đấu thầu đó đã hết. Nay, nếu được áp dụng mức quy định 200 triệu/lần mua thuốc ngoài thầu thì sẽ “dễ thở” và số lượng cũng sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, dưới góc độ khác, Phó giám đốc BV TW Huế Nguyễn Duy Thăng lại đề xuất, không nên quy định mức giá mua thuốc ngoài thầu mà nên linh động. Theo lý giải của ông Thăng, việc mua thuốc ngoài thầu phụ thuộc vào mô hình bệnh tật phát sinh và nhu cầu trong công tác khám chữa bệnh của BV. Do đó khi các BV cần mua thuốc ngoài thầu chỉ cần đáp ứng và đảm bảo theo quy định của pháp luật về vấn đề này và lãnh đạo BV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ không cần quy định cụ thể mức giá tiền bởi trên thực tế mức giá đã quy định cho một lần có khi không thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thuốc để phục vụ khám chữa bệnh.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục