Công nhân Công ty cổ phần nông- lâm sản Kim Bôi (xóm Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thuỷ) chấp hành các quy định về ATVSTP trong chế biến sản phẩm.
(HBĐT) - “Thực tế cho thấy, công tác quản lý ATVSTP vẫn còn bất cập. Trong đó là năng lực, trình độ đội ngũ quản lý ATVSTP chưa đáp ứng yêu cầu, vừa thiếu, vừa yếu, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn. Quy mô của hoạt động bảo đảm ATVSTP trên địa bàn quá phức tạp so với năng lực hiện có dẫn đến bị động, thường xuyên chạy theo giải quyết phát sinh đột xuất. Bên cạnh đó là sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý, xử lý... cũng là rào cản cho vấn đề ATVSTP...”- Đó là chia sẻ của ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP xung quanh vấn đề quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh ta.
PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình ATVSTP trên địa bàn tỉnh hiện nay
Ông Bùi Quang Huấn: Năm 2010, tình hình ATVSTP trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực. Những năm qua, Chi cục thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trong toàn tỉnh, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP cho những cơ sở không thực hiện đúng quy định. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều văn bản pháp luật được tuyên truyền đến nhân dân... Qua đó góp phần thay đổi nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực hành ATVSTP vẫn còn bất cập, tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, khu chế xuất có xu hướng ngày càng gia tăng; tình trạng rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng; thịt gia súc, gia cầm, thủy cầm còn dư lượng kháng sinh, hoóc môn; việc sử dụng các hóa chất, phụ gia độc hại trong chế biến, bảo quản thực phẩm còn khá phổ biến; việc kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện còn thả lỏng gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị... Quản lý ATVSTP phải đảm bảo từ trang trại, đồng ruộng đến bàn ăn là thách thức lớn với lực lượng quản lý ATVSTP các cấp.
PV: Xin ông nói rõ hơn về những thách thức đó?
Ông Bùi Quang Huấn: Trước hết cần xem ATVSTP là vấn đề khẩn cấp bởi thực tế cho thấy rủi ro do sử dụng thực phẩm là điều khó tránh khỏi, nâng cao chất lượng ATVSTP không phải là công việc một sớm, một chiều. Thứ nhất, công việc này đòi hỏi tính liên ngành cao. Kiểm soát nhiễm vi sinh vật, tồn dư các hoá chất bảo vệ thực vật, chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu thực phẩm, chất tăng trưởng, tăng trọng, kháng sinh trên thịt, cá… được cho là nhiệm vụ của ngành ATVSTP, song cả về điều kiện, năng lực cán bộ của ngành đều chưa thể đáp ứng được, cần có sự vào cuộc của các ngành liên quan như: QLTT, thú y, nông nghiệp... Thứ hai, trình độ đội ngũ quản lý ATVSTP chưa đáp ứng yêu cầu, vừa thiếu, vừa yếu, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn. Trong khi đó, quy mô của hoạt động bảo đảm ATVSTP trên địa bàn quá phức tạp so với năng lực hiện có nên bị động, thường xuyên chạy theo giải quyết những sự việc phát sinh đột xuất. Bên cạnh đó là sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý, xử lý... cũng là rào cản cho vấn đề ATVSTP. Thứ ba, nguyên nhân gây khó khăn cho kiểm soát ATVSTP thuộc về phía người tiêu dùng, đó là phong tục, tập quán lạc hậu trong tiêu dùng thực phẩm như ăn tiết canh, hải sản sống... đã tồn tại từ lâu, chưa thể xoá bỏ.
PV: Trước thực trạng đó, theo ông cần có biện pháp cụ thể nào?
Ông Bùi Quang Huấn: Ngày 17/6/2010, Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011. Luật ATTP quy định khá rõ ràng, chi tiết về các điều kiện đảm bảo, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về ATVSTP. Có thể coi đây là cơ sở pháp lý vững chắc để khắc phục tình trạng về mất ATVSTP hiện nay. Với mục tiêu nhanh chóng đưa Luật ATTP vào thực tiễn, tháng hành động vì chất lượng ATVSTP năm nay (15/4- 15/5) có chủ đề “Sản xuất- kinh doanh- sử dụng thực phẩm theo Luật ATTP”. Triển khai tháng hành động, Ban chỉ đạo về ATVSTP tỉnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh, kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể... trong toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi của nhân dân. Với việc ra đời các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận của người dân, tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hải Yến (thực hiện)
(HBĐT)- Ngày 18/4, Ban chỉ đạo vận động hiến máu huyện Đà Bắc kết hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Viện Huyết học truyền máu Trung ương đã tổ chức lễ phát động phong trào hiến máu tình nguyện năm 2011.
(HBĐT) - Ngày 7/2/2002, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370 về chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010. Đây là một nội dung quan trọng để thực hiện tốt Chỉ thị số 06 của BCH Tư Đảng (khóa IX) về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã đề ra chỉ tiêu xây dựng chuẩn quốc gia y tế xã. Chủ tịch UBND tỉnh cũng ban hành Chỉ thị số 11 về việc đẩy mạnh xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Theo đó, hàng năm, chuẩn quốc gia về y tế xã đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ và HĐND các cấp.
(HBĐT)- Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Nam Minh vừa phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy và xã Bảo Hiệu tổ chức khánh thành và trao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Bùi Văn Nhiễm, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu.
(HBĐT)- Cả tuần nay, chị Chu Thị Hảo ở tổ 13, phường Tân Thịnh (thành phố Hoà Bình) phải gác mọi việc, dành toàn bộ thời gian để chăm sóc, chữa trị cho cậu con trai 9 tuổi đang mắc bệnh thuỷ đậu.
Viêm gan B là bệnh lây lan trong cộng đồng qua đường quan hệ tình dục, truyền máu và từ mẹ sang con, trong đó chủ yếu là từ mẹ sang con. Việt Nam là nước có tỉ lệ người nhiễm viêm gan B cao so với thế giới, chiếm khoảng 15%- 20% dân số. Điều đáng nói là có tới 90% - 95% mẹ bị nhiễm virut viêm gan B lây sang con.
Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng. Toàn cây vò có mùi tanh như mùi cá. Diếp cá là cây quen thuộc trong nhân dân, không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn dùng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc là lá và thân, thường dùng tươi hoặc sấy khô.