Các gia đình cần lưu ý tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng bệnh truyền nhiễm
(HBĐT) - Phần do thông tin đến với người dân chưa nhiều, phần bởi thu nhập của đa số người dân trong tỉnh còn thấp nên hoạt động tiêm vắcxin dịch vụ (vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR) còn khó khăn ttrong thực hiện, triển khai. Chưa có nhiều khách hàng đến với các điểm tiêm vắcxin dịch vụ tại địa bàn, một số vắcxin buộc phải xuất hủy hàng năm do cận hạn hoặc hết hạn sử dụng. Đơn cử như cuối năm 2010, Trung tâm YTDP tỉnh đã xuất hủy 50 lọ vắc xin Rubella, 120 lọ viêm não 1ml.
Thực trạng ít năm trở lại đây, do chịu nhiều tác động của tình hình gia tăng dân số tự nhiên, mật độ giao lưu đi lại, ô nhiễm môi trường và những thói quen vệ sinh chưa tốt của một bộ phận không nhỏ người dân, các bệnh truyền nhiễm có chỉ số lây truyền cao như Rubella (sởi Đức), thủy đậu, quai bị…, có xu hướng tăng cao hoặc bùng phát thành dịch. Đáng chú ý, không riêng ở trẻ em mà người trưởng thành cũng dễ mắc các bệnh trên. Theo số liệu giám sát chưa đầy đủ, năm 2010, toàn tỉnh có 711 ca mắc thủy đậu (tăng gấp 8,4 lần), 1.389 ca mắc quai bị (gấp 3,4 lần) so với năm 2006. Để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho nhân dân, hoạt động vắcxin, sinh phẩm y tế ngoài chương trình TCMR (tiêm dịch vụ) đã được triển khai và duy trì từ năm 2001.
Ông Mai Đức Sỡi – Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho rằng: tuy hoạt động truyền thông phòng bệnh đã được thực hiện với nhiều hình thức nhưng chưa được thường xuyên, liên tục nên cộng đồng còn thiếu thông tin, kiến thức về lợi ích của chủng ngừa phòng bệnh, sử dụng các loại vắcxin ngoài chương trình TCMR. Hoạt động giám sát tiêm chủng dịch vụ tại tuyến cơ sở, huyện, xã lại chưa có kế hoạch cụ thể, thực hiện chưa thường xuyên. Hơn nữa, đây là hình thức dịch vụ kinh doanh (tiêm mất phí), người dân phải trả tối thiểu mức 70.000 đồng mũi tiêm ngừa, thậm chí có liều tiêm phải chi trả khoảng 2 triệu đồng (vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung) dẫn đến tiếp cận loại hình tiêm dịch vụ còn ở chừng mực nhất định.
Trong 3 năm (2008 – 2010), Trung tâm YTDP tỉnh đã cung ứng, sử dụng 11 loại vắcxin, sinh phẩm y tế như: viêm gan B, viêm não, dại Veroral, quai bị, QuimiHib, cúm, thủy đậu, Rubella… Tuy nhiên, khách hàng đến tiêm chủ yếu là trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên, họa hoằn mới có khách hàng là đối tượng vị thành niên, người lớn tuổi. Trong khi đó, Trung tâm không có nguồn kinh phí để kinh doanh nên việc cung ứng vắcxin ngoài chương trình chịu nhiều áp lực. Để duy trì nguồn vắcxin, sinh phẩm y tế ngoài chương trình, Trung tâm chỉ còn cách điều đình nhà phân phối theo phương thức trả chậm. Khi thu được phí dịch vụ từ phía khách hàng có nhu cầu tiêm vắc xin, Trung tâm mới trả nợ lại cho nhà cung cấp vắcxin.
Có một thực tế là chỉ khi ở vào tình thế “nước đến chân”, nhiều người dân mới nháo nhào tìm đến các phòng tiêm dịch vụ. Trong khi, việc tiêm vắc xin phòng bệnh chỉ nên được thực hiện trước đó. Một số loại vắcxin sau khi vào cơ thể cần một thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm YTDP thành phố cho biết: Hoạt động của các điểm tiêm thực sự đang rất khó khăn. Mặc dù ở địa bàn thành phố, vận động, tuyên truyền nhiều nhưng đối tượng đến tiêm chẳng có là bao, ở tuyến xã, phường cũng vậy. Cuối năm 2010, do vắcxin hết hạn sử dụng, đơn vị cũng phải xuất hủy 10 ống Rubella.
Hiện nay, tình hình dịch sốt phát ban do Rubella lan rộng, nhất là tại địa bàn thành phố Hòa Bình. Nhiều gia đình có con nhỏ, một số đối tượng phụ nữ dự kiến mang thai đã tìm đến các phòng tiêm vắcxin dịch vụ để được tư vấn, tiếp nhận. Tuy nhiên, do trên thị trường thuốc, sinh phẩm hiện không còn vắcxin Rubella (đơn liều) nên yêu cầu của đối tượng tiêm không được đáp ứng. Trung tâm YTDP tỉnh đang khẩn trương liên hệ với nhà cung cấp cung ứng loại vắcxin 3 in 1 (mũi tam liên) phòng 3 loại bệnh sởi, quai bị, rubella trong cùng một mũi tiêm. Đối với một số mũi tiêm đắt tiền, Trung tâm có chủ trương nếu đối tượng có nhu cầu đến tư vấn, đăng ký, ứng tiền lấy vắcxin về, hẹn ngày phục vụ.
Mới đây, Sở Y tế đã họp, dự thảo ban hành quy chế quy định công tác quản lý, cung ứng, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng - chống dịch bệnh chủ động ngoài chương trình TCMR trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, Trung tâm YTDP tỉnh sẽ là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm cung ứng vắcxin, sinh phẩm y tế cho Trung tâm YTDP hyện, thành phố, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh; đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên và các đợt cao điểm ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã để huy động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng vắcxin, sinh phẩm.
Để tăng sử dụng vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR, cần sớm triển khai, thực hiện xã hội hóa hoạt động tiêm vắcxin bảo vệ ngoài chương trình TCMR. Theo ông Mai Đức Sỡi, Trung tâm YTDP tỉnh, dự kiến tới đây sẽ phối hợp với nhà cung cấp vắcxin (Công ty CP Đức Minh) triển khai mô hình phòng tiêm vắcxin dịch vụ, đồng thời thực hiện chiến lược truyền thông rầm rộ để người dân biết, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề phòng - chống dịch bệnh chủ động.
Bùi Minh
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) ngày 1/5 cho biết đã phát hiện thấy chất phóng xạ ceasium vượt quá giới hạn cho phép trong măng và mầm dương xỉ (kogomi) được trồng ở tỉnh Fukushima, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố nhà máy điện hạt nhân.
Hôm qua, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết Ngân hàng Máu cuống rốn (MCR) đầu tiên ở miền Bắc đặt tại bệnh viện này đã chính thức đi vào hoạt động, với kế hoạch sẽ lưu trữ khoảng 2.000 mẫu MCR.
Các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện ba kỹ thuật khó trong cùng một ca mổ cứu sống bệnh nhân có nhiều tổn thương phức tạp trên quả tim. Thành công này mở ra hy vọng sống cho nhiều người bệnh tim mạch hiểm nghèo và khẳng định trình độ của các bác sĩ nơi đây.
Thực hiện theo một số lời khuyên sau của các chuyên gia về viêm khớp Mỹ có thể giúp bạn vượt qua cơn đau do chứng viêm khớp gây ra, theo trang tin msn.com.
(HBĐT) - Nhà ở - một nhu cầu thiết thân của CNVC-LĐ lâu nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của tổ chức Công đoàn (CĐ). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà vấn đề nhà ở cho CNVC-LĐ, nhất là NLĐ có thu nhập thấp vẫn còn nhiều khó khăn. Tổ chức CĐ đã và đang tích cực triển khai những giải pháp để giúp ngày càng nhiều NLĐ sớm được an cư, lạc nghiệp...
(HBĐT)- Những năm gần đây, tình hình bệnh sốt rét Ở huyện Kim Bôi có nhiều biến động. Số bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng ngày càng tăng. Năm 2009, Kim Bôi phát hiện 3 ca ký sinh trùng sốt rét. Đến năm 2010 phát hiện 19 ca sốt rét mang ký sinh trùng, trong đó có 18 ký sinh trùng ngoại lai, 1 ký sinh trùng nội địa.