Thịt heo sạch cũng có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh minh hoạ).

Thịt heo sạch cũng có thể chứa vi khuẩn liên cầu lợn (ảnh minh hoạ).

Một cuộc khảo sát gần đây của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, gần 50% số lợn được coi là sạch được giết mổ tại các lò mổ trên địa bàn của TP có vi trùng liên cầu khuẩn lợn trú ở đường hô hấp, đường sinh dục và đường tiêu hoá.

 

Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tử vong cao, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thờ ơ với căn bệnh này...

Mùa cao điểm của liên cầu khuẩn lợn

Trường hợp mới nhất mắc bệnh này được cấp cứu tại BV là ông N.T.B (57 tuổi), trú tại Ninh Thuận. Đến ngày 16.5, sau gần hai tuần điều trị tại BV, sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển khá hơn, nhưng vẫn đang được theo dõi điều trị tích cực.

Trước đó, ông B nhập viện trong tình trạng rối loạn tri giác, sốt cao, ù tai... Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, ông B đã bị vi khuẩn liên cầu lợn tấn công. Qua điều tra bệnh sử, ông B ăn tiết canh tại quán cháo lòng sau một ngày thì buồn nôn, đau đầu... Sau khi uống thuốc không đỡ, ông được điều trị tại cơ sở y tế địa phương trước khi chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

BV cũng đang điều trị 2 trường hợp mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, đó là bà Ng.T.L (74 tuổi), quê Bến Tre và ông T.Đ.Q (43 tuổi), quê Tiền Giang. Khi nhập viện, cả hai bệnh nhân trên đều trong tình trạng nhức đầu, sốt, ù tai và cứng cổ. Mặc dù trước đó, cả hai người đã đến khám và điều trị tại BV tỉnh nhà, nhưng các BS ở đây chẩn đoán bị cao huyết áp.

Ngoài ra, hai trường hợp khác là một nam, một nữ ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM cũng nghi bị vi khuẩn liên cầu lợn tấn công vì nhập viện với biểu hiện sốt cao, viêm màng não, hôn mê... BV đang thực hiện xét nghiệm định dạng xác định để có phác đồ điều trị chính xác.

Theo TS-BS Nguyễn Hoan Phú - Phó khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TPHCM - từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận 11 trường hợp nhiễm liên cầu lợn.

Di chứng nặng nề

BS Hồ Đặng Trung Nghĩa - giảng viên Bộ môn nhiễm, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - cho biết, trung bình mỗi năm, BV Bệnh nhiệt đới TP tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, nhưng trong năm 2010, con số này đã tăng thêm 10 trường hợp. Theo BS Nghĩa, bệnh này thường cao điểm vào mùa nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Còn tại khu vực phía nam, hầu như địa phương nào cũng có ca bệnh liên cầu lợn, nhưng số lượng không tập trung.

Điều đáng nói, loại vi trùng này có cả trong những con lợn đã được kiểm dịch. Cũng theo khảo sát của BV Bệnh nhiệt đới, trong số gần 50% số lợn được giết mổ tại các lò mổ ở TP đã được kiểm dịch có  liên cầu khuẩn lợn, thì có khoảng 10% vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn týp 2 - loại vi khuẩn có mặt nhiều nhất trong những bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn. Chỉ có 30% số người mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn có làm việc trong môi trường liên quan đến lợn. Mức độ lây bệnh qua đường tiêu hoá là chủ yếu.

Liên cầu khuẩn lợn thường trú trong đường hô hấp, đường tiêu hoá và đường sinh dục, nên những thức ăn như: Lòng, dồi trường, tiết canh... luôn có vi trùng này. Trong khi đó, nhiều người sử dụng thức ăn này thường không được nấu chín, nên việc lây bệnh là điều khó tránh khỏi. Trong số người bệnh phục hồi, thì 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn.

Bệnh có tỉ lệ tử vong cao ở khu vực miền Trung và miền Bắc, tỉ lệ này ở miền Nam là 2/100 ca nhiễm bệnh. Người mắc bệnh liên cầu lợn đa số ở độ tuổi từ 40-60, trong đó 80% là nam giới. Tại miền Nam, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân thì 70% có sử dụng lòng heo, tiết canh. Theo BS Nguyễn Hoan Phú - bệnh liên cầu lợn là do vi khuẩn ở heo xâm nhập cơ thể con người qua các vết thương, trầy xước, lở niêm mạc chân răng... Người dân phải hạn chế tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Nếu tiếp xúc phải có dụng cụ bảo vệ để tránh trầy xước. 

                                                                               Theo LaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trẻ em xã Hiền Lương được quan tâm nuôi dạy chu đáo góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Đẩy lùi cơn mệt mỏi

Bạn đi làm hay đi học luôn trong tình trạng mệt mỏi, ngái ngủ..., đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo một số lời khuyên sau từ các chuyên gia Canada, được tạp chí Reader’s Digest dẫn lại, bạn sẽ dễ dàng vượt qua trạng thái khó chịu này.

Bảo vệ da đón nắng hè

Xạm, đen và bóng dầu chắc chắn là những điều bạn không mong muốn trong những ngày hè sắp tới. Vậy phải bắt đầu từ đâu?

Người tìm ra vaccin ngừa ung thư đầu tiên

Ngày 6/5, trong chuyến thăm Việt Nam, giáo sư (GS) Ian Frazer đã có buổi giao lưu tại Trường đại học Y Hà Nội. Thành công mà GS. Ian Frazer đã đạt được mang lại hy vọng cho hàng triệu người phụ nữ trên thế giới để phòng tránh một căn bệnh quái ác, là nỗ lực của cả đời tận tâm với ngành miễn dịch học với trái tim luôn hướng về người bệnh của ông.

Tăng cường truyền thông dinh dưỡng trong cộng đồng

(HBĐT) - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ tỉnh triển khai các hoạt động Dự án truyền thông dinh dưỡng dựa vào cộng đồng năm 2011 với tổng kinh phí là 87 triệu đồng.

Kim Bôi: Cộng đồng chung tay chăm sóc, giáo dục trẻ em

(HBĐT) - Kim Bôi là huyện còn gặp nhiều khó khăn về KT – XH, tuy nhiên, những năm gần đây, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các bậc phụ huynh. Điều đó được thể hiện qua những hoạt động thiết thực như: thăm hỏi tặng quà, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt văn nghệ, thể thao…

Nên phẫu thuật thay kính nội nhãn

Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ trong suốt, bao gồm một bao ở bên ngoài, bên trong là chất nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục